ASEAN - 'miếng mồi ngon' cho các cường quốc

ASEAN - 'miếng mồi ngon' cho các cường quốc

Thứ 3, 13/08/2013 19:15

Trong những năm gần đây, ASEAN nổi lên là một khu vực tiềm năng với nhiều lợi ích nổi trội, vì thế mà hết Trung Quốc, Ấn Độ rồi đến Mỹ đều muốn nhảy vào “xâu xé” “miếng mồi ngon” này.

Dưới đây là phần lược dịch bài viết của tác giả Mark Fabian về vai trò của ASEAN trong bối cảnh an ninh phức tạp hiện nay của châu Á. Tác giả hiện đang là nghiên cứu sinh sau đại học tại Đại học quốc gia Australia.

Tiêu điểm - ASEAN - 'miếng mồi ngon' cho các cường quốc

Căng thẳng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương trong năm qua làm cho các chuyên gia lo lắng.

Tất cả các điểm nóng trong khu vực, bao gồm biên giới Ấn – Trung, Biển Đông, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và quần đảo Dokdo/Takeshima là nguồn gốc của những mối lo lắng mới. Mặc dù vậy các nền kinh tế châu Á đang ngày càng phụ thuộc vào vấn đề an ninh lại có những xung đột.

Giải pháp cho khủng hoảng an ninh khu vực châu Á Thái Bình Dương là hội nhập sâu và mạnh mẽ hơn. Châu Á cũng cần một nền tảng để giải quyết các vấn đề đa phương trong khu vực. ASEAN được đưa ra như là bàn đạp tốt nhất cho chiến lược này.

Trọng tâm của ASEAN trong hội nghị thượng đỉnh cũng rất hữu ích trong vấn đề này. Trong các đàm phán song phương, Trung Quốc và Mỹ có thể sử dụng vũ lực với nước nhỏ hơn. Nhưng hội nghị thượng đỉnh ngoại giao đa phương lớn như Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn khu vực ASEAN, các nước vừa và nhỏ có thể liên kết thành khối để đối chọi với vị thế của các cường quốc lớn. Tần số các hội nghị thượng đỉnh đa phương cũng để phục vụ cho việc bảo vệ lợi ích khu vực hơn là lợi ích quốc gia.

Các cường quốc hiểu rằng họ sẽ có ít sự ảnh hưởng hơn nếu phải đàm phán với nhiều bên. Đó là một trong những lý do tại sao Trung Quốc khăng khăng đòi giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thông qua đàm phán song phương. Trung Quốc cũng tăng cường đầu tư tài chính vào các nước ASEAN để đạt được thỏa thuận song phương. Campuchia là một trường hợp đáng chú ý. Đầu tư của Trung Quốc vào

Campuchia từ năm 1994 – 2012 đã lên tới 9.17 tỉ USD với khoảng 2.17 tỉ USD là viện trợ không ràng buộc. Trong bối cảnh này, ASEAN không ra được thông cáo chung dưới thời điểm Campuchia làm chủ tịch ASEAN vào năm 2012 về vấn đề Biển Đông, có thể là kết quả sự can thiệp của Trung Quốc.

Mỹ cũng theo đuổi chính sách ngoại giao song phương để củng cố vị thế của mình trong khuôn khổ ASEAN. Nước này phản ứng mạnh mẽ trước mọi hoạt động của Trung Quốc đối với các nước khu vực Đông Á bằng cách để tàu chiến xuất hiện trong khu vực. Mỹ cũng chuyển sang cải thiện mối quan hệ đối vwosi các quốc gia châu Á khác ngoài cộng đồng ASEAN. Việc bán máy bay chiến đấu cho Đài Loan là một ví dụ điển hình, hay triển khai lính thủy quân lục chiến tại phía bắc Australia, tham gia một vài cuộc tập trận chung với Ấn Độ, và tiếp tục đóng quân tại Nhật Bản.

ASEAN và các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương phải cảnh giác với những nỗ lực của các cường quốc để phân chia khu vực và liên kết hành động như một khối vững chắc nhất có thể. Hiện tại, ASEAN có thể có thể đẩy lùi kế hoạch của các cường quốc, nhưng không thể gây áp lực lên những nước này. Ví dụ, trong chừng mực nào đó, các nước ASEAN có thể hài hòa lợi ích quốc gia của họ với lợi ích khu vực để tạo ra một cách tiếp cận thống nhất về vấn đề Biển Đông, ASEAN có thể trở thành khối liên hiệp mạnh hơn rất nhiều. Sau đó, khối ASEAN có thể tạo sự ảnh hưởng nhiều hơn đối với các cường quốc và thúc đẩy những chính sách có lợi trong khu vực.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một ví dụ điển hình về hoạch định chính sách thống nhất, và là một hình mẫu cho các nỗ lực trong tương lai. Không giống như hợp tác xuyên Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu, các điều khoản của RCEP không bao gồm quy định về sở hữu trí tuệ, cải tổ doanh nghiệp nhà nước. RCEP có phạm vi hẹp hơn TPP, về cơ bản là đề xuất kết hợp các khu vực tự do thương mại đã được thành lập trong khu vực, nhưng RCEP sẽ góp phần cải thiện môi trường thương mại với mọi quốc gia.

Cùng với nỗ lực kinh tế như vậy, châu Á Thái Bình Dương cũng phải xây dựng một chiến lược cộng đồng. Các nước trung bình sẽ góp phần khá nhiều trong quá trình này, nhưng nhiều nước trong số đó cần trung hòa giữa lợi ích dân tộc và các nước khác để đóng góp. Australia là một ví dụ. Nước này phải giải quyết các câu hỏi hóc búa về chính sách tị nạn của mình để cơ quan ngoại giao các nước láng giềng như Indonesia và Malaysia có thể triển khai thảo luận các vấn đề khu vực lớn hơn. Thủ tướng Shinzo Abe cần nỗ lực gấp đôi để vực dậy nền kinh tế của Nhật Bản hơn là dùng thời gian vào việc thoát khỏi điều 9 trong hiến pháp hiện tại của Nhật.

Các quốc gia khác, đặc biệt là các nước ASEAN, cũng cần đảm bảo phát triển kinh tế không phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài để các chính sách không bị vấn đề kinh tế làm thay đổi phương hướng.

ASEAN nhờ vào thương mại để phát triển và thương mại phụ thuộc vào môi trường an ninh ổn định. Truyền thống ngoại giao của Hiệp hội dựa trên nguyên tắc này để hợp tác, làm cho an ninh và phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn.

Nam An (theo EastAsiaForum)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.