Australia lai tạo thành công chuối biến đổi gene đầu tiên trên thế giới

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 3, 26/09/2023 19:51

Đây là giống chuối biến đổi gene đầu tiên trên thế giới và là kết quả của một dự án kéo dài 20 năm của Đại học Công nghệ Queensland (QUT) thực hiện.

Theo báo Tin Tức, Cơ quan Tiêu chuẩn về Thực phẩm Australia và New Zealand (FSANZ) đang kêu gọi người dân đóng góp ý kiến về một loại chuối biến đổi gene do các nhà khoa học Australia lai tạo. 

Đây là giống chuối biến đổi gene đầu tiên trên thế. Đơn xin cấp phép đã được trình lên FSANZ vào tháng 5 vừa qua.

Tiến sĩ Sandra Cuthbert - Giám đốc điều hành FSANZ cho biết đây là trái cây biến đổi gene nguyên quả đầu tiên mà FSANZ xem xét. Nếu được phê duyệt, đây sẽ là lần đầu tiên chuối biến đổi gene được chấp thuận trên thế giới và là loại trái cây biến đổi gene đầu tiên của Australia được đưa vào trồng trọt và tiêu thụ.

Công nghệ - Australia lai tạo thành công chuối biến đổi gene đầu tiên trên thế giới

Bên phải Giáo sư Dale là một cây chuối dại, và bên trái ông là cây chuối Cavendish. 

Trong khi đó, Giáo sư James Dale tại Đại học Công nghệ Queensland (QUT) cho rằng thực phẩm biến đổi gene sẽ là những loại thực phẩm trong hệ thống thực phẩm an toàn. Theo ông Dale, thế giới đang phải đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu nghiêm trọng và hoạt động sản xuất lương thực cũng chịu tác động lớn trước những yếu tố thời tiết khắc nghiệt. Do vậy, con người cần phát huy công nghệ để tạo ra những giống cây trồng có khả năng chống chịu tốt hơn với biến đổi khí hậu, đồng thời đối phó với tình trạng gia tăng dân số và tác động của toàn cầu hóa.

Giống chuối biến đổi gene, tên khoa học là QCAV-4, đã được các nhà khoa học lai tạo nhằm tăng cường khả năng kháng lại dịch Panama, một loại dịch trên chuối đã tàn phá nghiêm trọng ngành sản xuất chuối Cavendish toàn cầu trong thập kỷ qua.

Theo báo Nông Nghiệp, QCAV-4 là thành quả 20 năm của nhóm nghiên cứu, được phát triển bằng cách lấy gien kháng từ một loại chuối hoang dã miễn nhiễm với Panama TR4 đưa vào giống chuối Cavendish. Sau 4 năm trồng thử nghiệm, QCAV-4 cho tỷ lệ lây nhiễm 2%, vượt trội hoàn toàn so với tỷ lệ lây nhiễm 95% và 75% ở hai lô chuối Cavendish thông thường.

Chuối Cavendish, tính cả QCAV-4, không có khả năng sinh sản hữu tính, nghĩa là mọi cây được nhân giống đều là một bản sao giống hệt nhau. Giáo sư James Dale cho biết gien QCAV-4 sẽ không bị truyền lẫn sang bất kỳ loại cây nào khác.

Đào Vũ (T/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.