Cho đến ngày nay, khi xã hội phát triển, con người có điều kiện để quan tâm hơn đến bản thân, sử dụng những loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe thì Yến sào vẫn là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, phải lựa chọn ra sao để có được loại Yến sào thơm ngon, đảm bảo dinh dưỡng, chất lượng, giá cả lại phù hợp với túi tiền là điều mà không phải ai cũng biết.
Được mệnh danh là “Bà chúa Yến” của Việt Nam, nữ doanh nhân Trương Linh Chi đã có kinh nghiệm hơn 5 năm trong việc nghiên cứu và phát triển thực phẩm Yến sào. Hiện tại, chị đang giữ chức CEO của CiCi Thượng Đỉnh Yến – một trong những thương hiệu Yến sào uy tín, chất lượng hàng đầu của Việt Nam.
Theo chị Chi chia sẻ, có nhiều cách để xác định giá trị và chất lượng của sản phẩm Yến sào, trong đó xuất phát điểm đầu tiên là tổ Yến thô. Tổ Yến thô có thể phân loại theo nguồn gốc, bao gồm Yến nhà và Yến đảo. Yến đảo là tổ yến lấy được từ tự nhiên trên các vách đá ven biển. Tổ yến đảo có hình dạng khum, dày, phần chân đế của tổ cũng cứng, dai hơn, hàm lượng chất dinh dưỡng cũng cao hơn. Nhưng, vì đặc thù khan hiếm nên Yến đảo rất đắt đỏ, rơi vào khoảng 11-13 triệu đồng/100gam.
Mặt khác, Yến nhà gọi là Yến nuôi nhưng thực chất chỉ do con người góp công xây tổ bằng cách tái tạo điều kiện môi trường lý tưởng (độ ẩm, nhiệt độ, thông khí…) để chim Yến tự tìm đến sinh sống, phát triển và tạo ra tổ Yến. Hầu hết sản phẩm Yến bán trên thị trường hiện nay đều có nguồn gốc từ Yến nhà.
“Tổ Yến nhà có hình dạng bè, xốp hơn so với tổ yến đảo. Tổ Yến nhà cũng dễ làm sạch hơn, cũng không lẫn nhiều tạp chất hay chất khoáng nên vẫn có hàm lượng dinh dưỡng cao. Đặc biệt, giá cả Yến nhà chỉ giao động khoảng 3-4,5 triệu/100gam chưa kể công chế biến, rẻ hơn so với Yến đảo rất nhiều” – CEO Trương Linh Chi bật mí.
Ngoài ra, chị cho biết thêm rằng có một cách phân loại Yến sào nữa là dựa vào thành phần và công sơ chế Yến. Cụ thể, về thành phần gồm Yến thô nguyên tổ và chân Yến, phân loại theo sơ chế gồm Yến tinh chế, Yến rút lông khô/ướt đắp tổ, Yến tinh chế đắp sợi,… Mỗi loại đều có đặc tính và giá cả chênh lệch khác nhau, cũng như độ tinh khiết cùng hàm lượng dinh dưỡng có sự thay đổi.
Chị Linh chi chia sẻ thêm: “Ngoài ra, vì sản phẩm từ Yến có giá trị cao nên người dùng cần phải chú ý khi phân biệt Yến thật và Yến giả. Tổ yến thật có độ bè tự nhiên, không đẹp “hoàn hảo”, rất ít hoặc không mùi tanh. Khi soi chúng dưới ánh nắng mặt trời, tổ yến thật sẽ trong mờ và ánh sáng có thể xuyên qua được.
Tổ Yến thô làm giả thì các sợi Yến khít chặt vào nhau, sợi có vẻ mềm mịn. Tổ Yến thô giả hoặc pha trộn sẽ có mùi tanh tương tự như mực, cá khô. Khi soi dưới ánh mặt trời, Yến giả sẽ có dạng đục và phản chiếu ánh sáng”.
Chị cũng cho biết, khi sản xuất yến tinh chế, để nặng cân, đẹp mắt, có thể có những xưởng phủ thêm phụ gia (đường, muối, tinh bột, dẩu, gelatin hoặc chất kết dính khác) và khó nhận biết nếu chỉ nhìn sơ qua. Chính vì thế, nữ CEO khuyến cáo khách khách hàng hãy đến với những cơ sở sản xuất Yến sào uy tín, chất lượng để tránh bị lừa đảo, nhận về sản phẩm không ưng ý với giá tiền cao.
Theo chị Trương Linh Chi, hiện nay trên thị trường có không ít sản phẩm Yến sào trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Trong đó, thương hiệu CiCi Thượng Đỉnh Yến do chị lãnh đạo là đơn vị tiên phong, đi đầu trong dây truyền chế biến Yến sào an toàn, hợp vệ sinh, sản phẩm đảm bảo chất lượng, không trộn kèm nguyên liệu giả, lừa dối người tiêu dùng.
Được sự tin tưởng và ủng hộ của hàng triệu khách hàng trong 5 năm qua, thương hiệu CiCi Thượng Đỉnh Yến vẫn đang nỗ lực hết mình để nghiên cứu, phát triển ra nhiều sản phẩm từ Yến mới chất lượng. Là lãnh đạo doanh nghiệp, chị Trương Linh Chi hi vọng trong tương lai,sản phẩm của CiCi Thượng Đỉnh Yến sẽ đủ điều kiện xuất khẩu ra nước ngoài, cạnh tranh với những thương hiệu Yến sào uy tín trên thế giới.
Thu Hà