Theo Li Lin, kỹ sư cao cấp của Cục khí tượng tỉnh Thanh Hải thì khu vực đầu nguồn cao nguyên Tây Tạng vốn có khí hậu khô, lạnh nhưng nhiệt độ đã tăng thêm 1,98 độ C và lượng mưa cũng liên tục gia tăng từ năm 1961 đến năm 2012.
Sự gia tăng nhiệt độ trung bình hàng năm ở Sanjiangyuan trong giai đoạn này là cao hơn so với mức trung bình của toàn Trung Quốc và toàn cầu. Li cũng trích dẫn một báo cáo tư vấn về chính sách biến đổi khí hậu dựa trên một cuộc khảo.
Theo đó thì khu vực này đã trải qua nhiều đợt nắng nóng hơn và ít đợt không khí lạnh hơn trong năm thập kỷ qua.
Do nhiệt độ tăng cao, độ sâu tối đa của lớp băng vĩnh cửu ở khu vực đầu nguồn đã giảm trung bình 12 cm trong 10 năm qua và hầu hết các sông băng đang tan chảy.
Khu vực Sanjiangyan nơi khởi nguồn ba con sông lớn của Trung Quốc có mực nước dâng cao do hiện tượng khí hậu toàn cầu nóng lên.
Báo cáo dự đoán đến năm 2100, nhiệt độ trong Sanjiangyuan sẽ tăng thêm 3 độ C so với bây giờ. Mà nếu tăng 1,1 độ C thì có nghĩa là 19 % các lớp băng vĩnh cửu sẽ tan.
Báo cáo ước tính rằng diện tích vùng đóng băng có thể giảm từ 40 đến 60% vào năm 2100.
Theo Wu Guolu, người đứng đầu viện Nghiên cứu khảo sát về môi trường và địa chất địa phương thì “nhiều lái xe phàn nàn rằng đường xá đã trở nên gập ghềnh hơn trong những năm gần đây. Lý do là lớp băng vĩnh cửu đang tan chảy và nhấn chìm đường đi”.
Các chuyên gia tin rằng sự thay đổi khí hậu là một con dao hai lưỡi đối với Trung Quốc, đặc biệt là các con sông Dương Tử , Hoàng Hà và sông Lan Thương .
Theo Xin Yuanhong, một kỹ sư khảo sát địa chất cao cấp ở Thanh Hải thì sông băng tan chảy không phản chiếu ánh sáng từ mặt trời và do đó có thể dẫn đến tăng nhiệt độ và kích hoạt bay hơi nhanh hơn. Điều này có khả năng tăng độ sa mạc hóa,
Li cho biết băng tan cũng đã phá vỡ sự cân bằng tài nguyên ở các sông thuộc vùng Đông Nam Á, làm dấy lên mối quan tâm tới sự an toàn .
Kết quả giám sát cho thấy một số hồ lớn ở Hoh Xil đã mở rộng ra từ năm 2011, đe dọa tuyến đường sắt Thanh Hải- Tây Tạng và mạng lưới đường bộ.
Ngoài ra, mưa bão cũng thường xuyên hơn và những trận bão tuyết đã tàn phá cuộc sống của người dân.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết việc tăng lượng mưa trong 50 năm tới có thể mang lại lợi ích cho cao nguyên cằn cỗi và ngành nông nghiệp nước này. Trong năm 2012, độ che phủ rừng Sanjiangyuan tăng 2,1% so với cùng kỳ.
Trung Quốc thành lập các khu bảo tồn Sanjiangyuan từ năm 2000 với hy vọng sẽ cứu được các hệ thống sinh thái mong manh. Năm năm sau đó, Trung Quốc cũng đã thông qua một dự án bảo tồn sinh thái trong khu vực trị giá 7,5 tỷ nhân dân tệ (tương đương 1,2 tỉ đô la Mỹ).
2013 là năm cuối cùng của dự án chín năm, bao gồm việc di chuyển của 50.000 người dân chủ yếu là người chăn nuôi gia súc Tây Tạng và phát triển năng lượng sạch, cải tạo đất trồng trọt.
Khánh Nguyễn (Theo China)