Bà giết cháu rồi uống thuốc sâu tự tử: Hồi chuông cảnh tỉnh cho cha mẹ trong bảo vệ trẻ

Bà giết cháu rồi uống thuốc sâu tự tử: Hồi chuông cảnh tỉnh cho cha mẹ trong bảo vệ trẻ

Phạm Thị Phương Quế

Phạm Thị Phương Quế

Chủ nhật, 03/12/2017 06:46

Khi vụ án bà nội hại chết cháu ruột ở Thanh Hoá khiến dư luận chưa hết bàng hoàng thì vụ việc bà ngoại giết cháu ở Tiền Giang lại xảy ra, khiến dư luận không khỏi hoang mang về những mối hiểm họa với trẻ em từ chính những người thân thiết, ruột thịt.

Bà ngoại nhẫn tâm sát hại cháu ngoại rồi uống thuốc sâu tự tử

Phòng Cảnh sát hình sự (PC45) Công an tỉnh Tiền Giang vừa khởi tố và bắt tạm giam 4 tháng để điều tra làm rõ hành vi giết người đối với bà Lý Thị Kim Xa (53 tuổi, ngụ xã Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).

Theo kết quả điều tra ban đầu, vào khoảng 6h ngày 23/11, khi con bà Xa là anh Lý Đỗ Khuê (23 tuổi, là công an viên xã Long Trung) đi làm về nhà thì phát hiện mẹ mình đang nằm bất động dưới nền nhà, bên cạnh đó là em Dương Lý Cao K. (7 tuổi, đang học lớp 2, là cháu ngoại của bà Xa) đã tử vong. Gần bà Xa có một chai thuốc trừ sâu đã mở nắp. Lập tức, anh Khuê tri hô, cùng người dân đưa bà Xa đi cấp cứu.

Góc nhìn luật gia - Bà giết cháu rồi uống thuốc sâu tự tử: Hồi chuông cảnh tỉnh cho cha mẹ trong bảo vệ trẻ

Căn nhà nơi xảy ra vụ án. (Ảnh báo Tuổi trẻ)

Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy em K. chết do phù phổi cấp. Đến ngày 27/11, khi bà Xa đã bình phục thì cơ quan điều tra tiến hành khởi tố, bắt tạm giam. Tại cơ quan công an, bà Xa khai đã dùng dây cột bánh kem xiết cổ cháu K. tử vong rồi uống thuốc trừ sâu tự tử.

Trong nội dung thư tuyệt mệnh bà Xa để lại, bà yêu cầu sau khi bà chết, hai con của bà phải chôn bà và cháu ngoại chung một quan tài, không được mời thầy cúng, không được để tang, chôn lúc 0h…

Hàng xóm bà Xa cho biết, mẹ của cháu K. đi làm công nhân ở TP.HCM, mỗi tháng gửi tiền về cho bà Xa nuôi cháu. Hiện, nguyên nhân vụ việc đang được Công an tỉnh Tiền Giang tiếp tục điều tra, làm rõ.

Để tìm hiểu những vấn đề pháp lý xung quanh vụ việc này, báo Người Đưa Tin xin dẫn bài viết của Thạc sĩ, luật sư Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp, đoàn Luật sư TP.Hà Nội.

Tiếng chuông cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ trong việc bảo vệ trẻ 

Góc nhìn luật gia - Bà giết cháu rồi uống thuốc sâu tự tử: Hồi chuông cảnh tỉnh cho cha mẹ trong bảo vệ trẻ  (Hình 2).

Luật sư Đặng Văn Cường.

Khi vụ án bà nội hại chết cháu ruột ở Thanh Hoá khiến dư luận chưa hết bàng hoàng thì vụ việc bà ngoại giết cháu ở Tiền Giang lại xảy ra, khiến dư luận không khỏi hoang mang về những mối hiểm họa với trẻ em từ chính những người thân thiết, ruột thịt.

"Một giọt máu đào hơn ao nước lã" là kết luận đã được đúc kết từ bao đời. Với trẻ em thì không đâu giàu tình thương bằng nơi bà, nơi mẹ. Nhưng nhiều vụ việc gần đây cho thấy một số em bé lại là nạn nhân của chính bà hoặc mẹ mình.

Việc sát hại con, cháu mình chỉ có thể xảy ra do bệnh lý hoặc nguyên nhân rất đặc biệt, bất thường. Vì vậy, với những vụ án như vậy cơ quan điều tra cần làm rõ nguyên nhân, động cơ gây án để có căn cứ giải quyết vụ án và để phục vụ công tác phòng ngừa tội phạm.

Trong vụ án này, bà Xa sẽ bị khởi tố về tội Giết người theo quy định tại khoản 1, Điều 93, Bộ luật Hình sự với tình tiết định khung hình phạt là giết trẻ em và hình phạt sẽ là phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Nếu bà Xa có dấu hiệu không minh mẫn thì cần giám định tâm thần để đánh giá khả năng nhận thức. Bởi các trường hợp sát hại người thân thường chỉ do bệnh lý tâm thần, mê tín dị đoan hoặc do mâu thuẫn, thù hận.

Nếu kết quả điều tra cho thấy bà Xa hoàn toàn tỉnh táo, minh mẫn khi thực hiện hành vi giết người thì bà Xa phải chịu hình phạt theo khoản 1, Điều 93, Bộ luật Hình sự.

Nếu nguyên nhân do mâu thuẫn, thù hận thì bà Xa phải chịu tình tiết tăng nặng là có tính chất côn đồ hoặc động cơ đê hèn.

Nếu do bệnh lý làm mất khả năng nhận thức thì bà Xa không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng bị áp dụng biện pháp hành chính là bắt buộc chữa bệnh.

Vụ việc này một lần nữa là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ, gia đình trong việc bảo vệ trẻ em. Nếu thấy dấu hiệu bất thường từ phía người giáo dục, chăm sóc thì cần phải thay đổi và có biện pháp phù hợp để bảo vệ trẻ em. Vụ việc sẽ được cơ quan điều tra làm rõ nhưng dù thế nào thì thiệt hại, đau đớn cho gia đình nạn nhân cũng không gì bù đắp được.

LS.Đặng Văn Cường

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.