Cây ba kích tím khi ngâm với rượu làm màu rượu chuyển thành màu tím, vì vậy nó mới có tên gọi là ba kích tím. Trong khi đó, ba kích trắng không làm rượu chuyển màu tím khi ngâm.
Để phát huy tác dụng, bên cạnh việc chọn đúng loại ba kích, người dùng cần chế biến đúng cách (bỏ lõi, phơi khô, bảo quản), kết hợp các vị thuốc khác. Nếu dùng độc vị, ba kích không phát huy hết tác dụng.
Cánh đàn ông tin rằng khi uống rượu ba kích, "bản lĩnh đàn ông" sẽ được kích thích. Ba kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp, tăng "sức bền" được ghi nhận có tác dụng giống androgen (một loại hormone nam) trên lâm sàng.
Liệu ba kích có thực sự là thần dược của cánh đàn ông hay không?
Các nhà nghiên cứu chỉ ra một số thành phần hóa học trong ba kích như: Rubiadin, Rubiadin-1-Methylether, Gentianine, Choline, Trigonelline, Carpaine, Gitogenin, Tigogenin, Quercetin, Luteolin, Vitamin B1, Vitamin C, Phytosterol, axit hữu cơ, các chất vô cơ như kali, natri, magiê, kẽm, đồng... Ngoài ra, trong rễ ba kích còn chứa một số thành phần như Antraglycozid, đường, nhựa và lượng nhỏ tinh dầu.
Trên thực tế, ba kích không làm thay đổi chất lượng tinh dịch nhưng hoàn toàn có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh dục, nhất là khi kết hợp với rượu làm tăng hormone hưng phấn và cảm xúc.
Tuy nhiên, điểm trừ lớn nhất của ba kích là nóng bởi vậy người nóng trong, táo bón kéo dài không nên dùng ba kích. Những người huyết áp thấp không nên dùng vì ba kích có tác dụng hạ huyết áp.
Y học cổ truyền không có mẫu số chung trong việc dùng thảo dược để tăng bản lĩnh cho nam giới. Vì vậy, khi có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, bạn nên được tư vấn bởi thầy thuốc có chuyên môn.
Nguyên Anh (Tổng hợp)