Đó chính là Lưu Thông- tức Chiêu Vũ Đế nhà Hán Triệu (310-318), người được đánh giá có khả năng thấy được các kế hoạch chiến lược tốt từ những điều xấu, nhưng có cuộc sống buông thả trong rượu và phụ nữ. Chính kiểu cách cư xử thất thường của vị hoàng đế này đã dẫn đến cái chết thương tâm của những quan chức trung thực nhất tại thời điểm đó.
Giết anh trai để thành hoàng đế
Chân dung hoàng đế Lưu Thông
Lưu Thông là người Hung Nô- một dân tộc thiểu số chuyên sống bằng nghề du mục ở Nội Mông. Ông cũng là “hoàng đế” tự xưng thứ hai sau Lưu Uyên của Hán Triệu- một tiểu quốc trong thời kỳ “Ngũ Hồ thập lục quốc” vào cuối thời kỳ nhà Đông Tấn (265-420). Theo đánh giá của các nhà sử học, các vua Hán Triệu nói chung là những người thông minh và ăn nói lưu loát, nhưng thiếu sự kiềm chế và thể hiện sự tàn độc thái quá trên chiến trường. Vì thế Hán Triệu là quốc gia không bao giờ thể hiện hết được tiềm năng của mình. Triều đại này có nhiều tướng lĩnh tài năng và quân đội hùng mạnh khi được sử dụng hợp lý, nhưng chưa bao giờ kết thúc được các cuộc chinh phục mà các vị hoàng đế đã đề ra và cuối cùng đã rơi vào tay của kẻ khác chỉ sau 25 năm tồn tại.
Vì xuất thân từ một dân tộc chuyên du canh du cư, nay đây mai đó, nên ngay từ khi còn trẻ tuổi, Lưu Thông đã tỏ ra là một người có phong cách sống rất phóng khoáng và “chơi hết mình”. Khác với những thanh niên cùng thời, Lưu Thông thích đi ngao du thiên hạ và mở rộng mối quan hệ khắp kinh đô Lạc Dương của nhà Tấn- nơi hội tụ của những bậc hiền tài và quý tộc Trung Hoa cũ.
Năm 310, người sáng lập ra triều đại Hán Triều là Lưu Uyên chết và Lưu Thông lên thay. Thực chết, ngôi vị hoàng đế có thế đã không lọt vào tay Lưu Thông khi một người anh em khác là Lưu Hòa đã “nhắm” ngôi vị này trước khi vua cha băng hà. Nhưng vốn là một người có tầm “nhìn xa trông rộng”, hơn nữa mối quan hệ rộng đã khiến cho mọi âm mưu của “kẻ địch” đã bị Lưu Thông “nắm thóp”. Thay vì bị đẩy vào kế hoạch ám sát thì Lưu Thông lên nắm giữ ngôi vị hoàng đế của nhà Hán Triệu và đẩy người anh em Lưu Hòa vào chỗ chết.
Sau khi lên ngôi, Lê Thông tiếp tục con đường chính trị của người cha là tấn công Tây Hán để mở rộng bờ cõi. Cũng thay vì là một người “phóng khoáng, tài cao học rộng” như trước đây mọi người đánh giá về con người này thì ngay sau khi lên ngôi, Lưu Thông đã bộc lộ ngay bản chất thực sự của mình. Ngoài việc đẩy lui những quan lại can gián việc triều chính không đồng ý kiến, Lưu Thông còn tỏ rõ bản chất của một hoàng đế hoang dâm vô độ, bất chấp luân thường đạo lý để “loạn luân” với ngay cả những người cùng dòng họ.
Bất chấp luân thường đạo lý để “loạn luân”
Đa tình, háo sắc là bản chất chung của tất cả các vị hoàng đế đã tồn tại trong lịch sử Trung Hoa, vì thế có thêm cái tên Lưu Thông vào trong danh sách này cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, sự háo sắc, loạn luân của Lưu Thông tệ hại đến nỗi mà mỗi khi nhắc lại lịch sử còn phải thấy “rùng mình”. Mặc dù cũng là người có công lớn đối với triều đại Hán Triệu, nhưng khi xét một cách tổng thể thì Lưu Thông vẫn bị “liệt” vào dạng hôn quân.
Sự kiện “hoang dâm vô độ” đầu tiên mà Lưu Thông đã thực hiện là đưa quý phi được sủng ái từ thời cha của mình thành “người chung giường”. Theo tập tục của người Hung Nô, sau khi cha chết thì vợ của cha trở thành mẹ của con trai. Tuy nhiên, vì không cưỡng nổi trước vẻ đẹp “tuyệt sắc” của quý phi mà Lưu Thông đã sửa lại luật: “Sau khi cha chết, vợ cha cũng như vợ con”. Việc làm này của Lưu Thông mặc dù nhận phải sự chống đối quyết liệt từ các đại thần trong triều, nhưng vì quá đam mê “tửu sắc” nên vị hoàng đế này không nghe theo mà ngày đêm đắm say trong sự hoan lạc với… vợ của bố.
Không chỉ dừng lại ở đó, Lưu Thông có một người con chú con bác tên là Lưu Diệu cũng làm quan đại thần trong triều đình. Một ngày sau khi đến phủ của Lưu Diệu dự tiệc, tận mắt nhìn thấy dung nhan “tựa tiên nữ” của hai cô con gái người em họ là Lưu Nga và Lưu Anh. Không cưỡng nổi dục vọng, mặc dù có cùng huyết thống, nhưng Lưu Thông đã bắt Lưu Diệu phải đưa hai cô con gái này vào cung để “hầu chuyện” nhà vua. Mục đích sâu xa của Lưu Thông là sẽ lập cả hai cô cháu này của mình thành quý phi để ngày đêm “phục vụ” ông bác.
Nghe được tin dữ, Lưu Diệu cảm thấy vô cùng xấu hổ với quyết định ‘tày trời” của Lưu Thông. Ông sợ rằng, nếu chuyện này lộ ra ngoài sẽ làm xấu bộ mặt của hoàng tộc và tạo ra sự bất mãn đối với dân chúng. Vì thế, Lưu Diệu đã vào trong cung “răn đe” hoàng đế đương vị rằng: “Việc lấy người trong dòng họ làm phi là một điều tổ tiên đã ngăn cấm”. Đáp lại lời của Lưu Diệu , ngay hôm sau Lưu Thông đã ra quyết định “Những người thuộc cùng dòng họ vẫn có thể lấy nhau”. Chỉ sau khi quyết định ra có ít ngày, hai cô con gái của người em họ Lưu Diệu cực chẳng đã phải vào cung để hầu hạ tên hoàng đế háo sắc và loạn luân.
Sau khi đưa hai người cháu gái vào cung để vui thú ngày đêm, tưởng chừng như sự bất chấp luân thường đạo lý của Lưu Thông sẽ dừng lại tại đây. Tuy nhiên, đối với một vị hoàng đế đam mê tửu sắc và hoang dâm vô độ như Lưu Thông thì mọi “chuyện hoang đường” đã không chỉ dừng lại. “Cay cú” vì việc can gián của Lưu Diệu, sau một thời gian ngắn, Lưu Thông lại có quyết định đưa 4 người cháu gái của Lưu Diệu vào cung để làm quý nhân- đây cũng là những người con gái vô cùng xinh đẹp của các con trai Lưu Diệu. Sau sự kiện “động trời” này, Lưu Thông đã ghi vào lịch sử Trung Quốc khi “ba thế hệ” cùng “chung giường” với hoàng đế. Trong giới sử học Trung Quốc, cái tên hoàng đế Lưu Thông đã trở thành một biểu tượng cho sự dâm loạn bậc nhất.
Hoàng đế có nhiều hoàng hậu nhất trong lịch sử
Những phi tần mỹ nữ của Lưu Thông
Trong danh sách “6 vị con cháu nhà Lưu Diệu” nhập cung thì Lưu Anh được Lưu Thông sủng ái nhất. Trong kế hoạch của vị hoàng đế này thì chức vị hoàng hậu sẽ chỉ do Lưu Anh nắm giữ sau khi hoàng hậu trước chết yểu. Tuy nhiên, vì Lưu Anh có xuất thân đặc biệt, lại vi phạm quy tắc của tổ tiên khi kết hôn nên rất nhiều đại thần can gián việc lập hậu cho Lưu Anh, trong đó có một đại thần tên là Trần Nguyên Đạt. Vị đại thần này kịch liệt phản đối việc lập hậu và cho rằng: Như thế là đi ngược lại với luân thường đạo lý và làm xấu bộ mặt tổ tiên, vì Lưu Anh là người trong họ. Lúc đầu, Lưu Thông cũng thấy có lý nên định đưa một quý phi khác lên làm hoàng hậu, tuy nhiên lúc này Lưu Anh bắt đầu “dở trò”.
Một ngày đẹp trời, hoàng đế Lưu Thông nhận được một bức “huyết thư” của Lưu Anh viết rằng: “Nô tỳ đã đi ngược lại với luật lệ của tổ tiên để vào cung hầu hạ hoàng thượng. Những lời dèm pha, dị nghị của bá tánh nô tỳ đã nếm đủ, nhưng chưa bao giờ nô tỳ oán trách một lời để ngày đêm hầu hạ, phục dịch hoàng thượng. Nay hoàng thượng chỉ vì lời can gián của một vị đại thần mà bỏ rơi nô tỳ, như thế ắt không công bằng sao? Vì thế nô tỳ nghĩ rằng, chỉ có cái chết mới trả lại sự trong sạch cho nô tỳ”. Sau khi nhận được bức huyết thư của Lưu Anh, Lưu Thông lập tức phong Lưu Anh làm hoàng hậu và bắt đại thần Trần Nguyên Đạt tống giam vì tội “lắm chuyện”. Trong ngục, vì quá uất ức và bất lực nên vị đại thần này đã tự vẫn và chết một cách thê thảm.
Không chỉ lập Lưu Anh làm hoàng hậu, để “chơi nổi”, trong 8 năm liên tiếp, Lưu Thông còn lập nên 10 vị hoàng hậu nữa tại hậu cung, tạo thành một “đội ngũ” hoàng hậu đồ sộ chưa từng có trong lịch sử của Trung Quốc. Chính vì có quá nhiều hoàng hậu, nên sự xung đột về lợi ích thường xuyên xảy ra tại hậu cung. Sự ghen ghét, đố kỵ, hãm hại lẫn nhau xảy ra như cơm bữa giữa 11 vị hoàng hậu này.
Trong giai đoạn trị vì của mình, Lưu Thông đã bỏ quên mất nhiệm vụ của một vị hoàng đế mà suốt ngày đam mê tửu sắc. Sử sách còn ghi lại rằng, cả ngày Lưu Thông có thể ở phòng của hoàng hậu Lưu Anh hoặc các “hoàng hậu” khác mà không màng tới chuyện thế sự. Có giai đoạn, 3 tháng ròng Lưu Thông không hề thiết triều để chăm lo việc triều chính mà chìm đắm trong sự hoan lạc với phụ nữ và tiệc rượu. Không những thế, vị hoàng đế này còn rất sủng ái những quan thái giám, làm cho những nhân vật “nam chẳng ra nam, nữ chẳng ra nữ” này kéo bè kết đảng, mua quan bán tước, làm đủ chuyện xấu xa. Vì thế mà tình hình xã hội của nhà Hán Triệu khi đó trở nên tồi tệ và đã không thể cứu vãn nổi ở những đời hoàng đế sau này.
Hải Hiền