‘Bà trùm’ Hứa Thị Phấn kháng cáo những vấn đề gì?

‘Bà trùm’ Hứa Thị Phấn kháng cáo những vấn đề gì?

Đào Lan Anh

Đào Lan Anh

Thứ 4, 03/10/2018 09:22

Tin từ TAND cấp cao tại TPHCM cho biết, đã có quyết định mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Hứa Thị Phấn cùng đồng phạm. Theo đó, phiên tòa diễn ra từ ngày 22 – 31/10, do thẩm phán cao cấp Phan Thanh Tùng làm chủ tọa.

Bà Hứa Thị Phấn là nguyên cố vấn cao cấp HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank), nguyên Chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần đầu tư phát triển Phú Mỹ). Trước đó, ngày 31/5, TAND TPHCM tuyên phạt bị cáo Hứa Thị Phấn 30 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Báo Giao thông đưa tin, các bị cáo bị truy tố ở 2 tội danh Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Theo quyết định trên, bà Phấn cùng 11 bị cáo khác đã có đơn kháng cáo.

Nguồn tin trên báo Công an nhân dân, trong đơn kháng cáo, bà Phấn cho rằng bản án sơ thẩm đã xét xử oan sai cho bà và vẫn chưa xem xét toàn bộ chứng cứ và sự thật trong nội dung ghi âm cuộc nói chuyện với các ông Nguyễn Hữu Luận, Phạm Đăng Quan (đại diện Công ty Phương Trang), Trịnh Thanh Cao được lưu giữ trong USB do luật sư của bà cung cấp tại toà.

Vì vậy, bà Phấn đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm xem xét toàn diện, khách quan nội dung của sự việc và toàn bộ chứng cứ liên quan đến vụ án mà các luật sư đã chứng minh, cung cấp tại toà để lợi ích Nhà nước không bị thiệt hại và bỏ sót, không gây ra oan sai cho bà không bỏ lọt tội phạm.

Ngoài ra, bị cáo Bùi Thị Kim Loan (40 tuổi, thư ký bà Phấn) kháng cáo toàn bộ nội dung bản án phần liên quan đến bị cáo và đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm huỷ toàn bộ bản án để điều tra bổ sung.

Các bị cáo Trần Sơn Nam (nguyên Tổng giám đốc), Hoàng Văn Toàn (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Tín) cũng có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Hồ sơ điều tra - ‘Bà trùm’ Hứa Thị Phấn kháng cáo những vấn đề gì?

 Phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Hứa Thị Phấn cùng đồng phạm diễn ra từ ngày 22 – 31/10. (Ảnh: Người Lao Động).

Nguyên đơn dân sự của vụ án - ngân hàng CB và 15/214 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án cũng có đơn kháng cáo. Phía  ngân hàng CB đề nghị xem xét lại những phần nội dung liên quan đến trách nhiệm dân sự đối với các khoản nợ tín dụng phát sinh giữa ngân hàng CB với công ty CP Đầu tư Phương Trang và các tổ chức cá nhân có mối quan hệ hợp tác kinh doanh; đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm xem xét lại tính pháp lý của hợp đồng mua bán căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3.

Tuy nhiên, thông tin trên báo Giao thông, có 17 bị cáo khác không có đơn kháng cáo. Trong số đó, có nhiều người là cháu ruột của bà Phấn là Ngô Kim Huệ, cựu Phó tổng giám đốc Trustbank và Hứa Thị Bích Hạnh.

Báo Giao thông đưa tin trước đó, bản án sơ thẩm 31/5 ghi rõ: Hứa Thị Phấn lợi dụng việc nắm giữ 84,92% vốn điều lệ của TrustBank để điều hành, chi phối, thâu tóm toàn bộ HĐQT.

Bà Phấn đã lũng đoạn mọi hoạt động đầu tư, hoạt động tín dụng, hoạt động thu chi tiền mặt nhằm thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái thông qua việc nâng khống giá trị căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch từ khoảng 154 tỉ đồng lên đến 1.260 tỉ đồng để bán cho TrútBank.

Bà Phấn đã chiếm đoạt của ngân hàng hơn 1.105 tỉ đồng; hạch toán thu - chi khống, cấn trừ để gây thiệt hại cho TrustBank hơn 5.256 tỉ đồng.

Hành vi của bị cáo Phấn và các bị cáo trong vụ án là nguyên nhân dẫn đến thực trạng TrustBank bị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xếp loại ngân hàng loại D (loại yếu kém), lỗ lũy kế hơn 6.000 tỉ đồng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự đổ vỡ của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB, tiền thân là TrustBank), khi nhóm cổ đông Phạm Công Danh tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của TrustBank từ bị cáo Phấn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.