Bắc Ninh: Cây sưa 400 tuổi ở đình Đông Cốc có gì đặc biệt?

Bắc Ninh: Cây sưa 400 tuổi ở đình Đông Cốc có gì đặc biệt?

Nguyễn Văn Báo

Nguyễn Văn Báo

Thứ 6, 31/03/2017 10:27

Cây sưa 400 tuổi ở đình Đông Cốc có đường kính trên 1m, thân cây 2 người ôm mới hết. Không chỉ có giá trị về mặt tinh thần, cây sưa này còn là nguồn giống quý được nhiều người ưa chuộng.

image

Cây sưa 400 tuổi ở đình làng Đông Cốc (Hà Mãn, Thuận Thành, Bắc Ninh) ngự cạnh sân đình. Thân cây có đường kính trên 1m, phải 2 người ôm mới hết. Cây cao khoảng 20m với các tán tỏa xung quanh che mát cả khu vực sân đình rộng lớn.

Xã hội - Bắc Ninh: Cây sưa 400 tuổi ở đình Đông Cốc có gì đặc biệt?

Cây sưa 400 tuổi ở đình làng Đông Cốc thân to 2 người ôm mới hết.

Kể về nguồn gốc cây sưa 400 tuổi này, ông Nguyễn Thế Tưởng (70 tuổi), thủ từ trông coi đình làng Đông Cốc cho biết: "Cây gỗ sưa ở sân đình có tuổi đời hơn 400 năm. Đây là cây sưa quý, được dân làng bảo vệ như một tài sản vô giá, trường tồn cùng mảnh đất và con người nơi này".

“Từ khi sinh ra, tôi đã thấy cây gỗ sưa này rồi, kể cả các cụ cao niên trong làng cũng không ai nhớ nổi cây có từ bao giờ… Hiện nay, cây đã cao khoảng hơn 20m, đường kính trên 1m. Ngoài hàng rào vây quanh đình làng, cổng sắt, trong đình luôn có người trông coi, bảo vệ cây sưa”, ông Tưởng nói.

Xã hội - Bắc Ninh: Cây sưa 400 tuổi ở đình Đông Cốc có gì đặc biệt? (Hình 2).

Cây sưa 400 tuổi che bóng cả sân đình Đông Cốc.

Chỉ vào những cột đình to sừng sững, ông Tưởng cho hay: "Vào những năm giá gỗ sưa đắt đỏ, có rất nhiều đại gia gỗ đến đây hỏi mua sưa nhưng đều bị người dân từ chối. Cho đến một đêm mùa đông khoảng 10 năm về trước, cây sưa 400 năm tuổi này bị bão gió quật đổ gãy một cành lớn. Cành sưa sau đó cũng được bán để lấy tiền tu sửa đình làng".

Dưới gốc cây có một hốc lớn mà các cụ cao niên trong làng và lãnh đạo xã cho biết, đó là hang rắn, hiện chưa ai dám bắt.

Cũng theo ông Tưởng, ngoài giá trị tinh thần với dân làng Đông Cốc, cây sưa 400 năm tuổi này còn là một nguồn giống quý được nhiều người ở các nơi ưa chuộng.

Xã hội - Bắc Ninh: Cây sưa 400 tuổi ở đình Đông Cốc có gì đặc biệt? (Hình 3).

Rêu xanh bám quanh thân cây mang đậm vẻ nguyên sơ.

“Mỗi năm, đều đặn cứ dịp tháng 9 đến tháng 11, cây sưa 400 tuổi rụng quả rất nhiều xuống sân đình. Thời gian sưa đắt, người ta kéo đến mua rất nhiều, các cụ còn ươm cả giống để bán lấy tiền nhang khói phục vụ đình, chùa”, ông Tưởng chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Hiến - Chủ tịch UBND xã Hà Mãn cho hay, hiện tại, người dân muốn giữ gìn, bảo vệ cây sưa, không có ý định bán.

Theo quan sát của PV, ngoài cây sưa 400 tuổi, khuôn viên đình làng Đông Cốc hiện còn rất nhiều cây sưa quý, trong đó có cây khoảng trên 50 tuổi.

Xã hội - Bắc Ninh: Cây sưa 400 tuổi ở đình Đông Cốc có gì đặc biệt? (Hình 4).

Vỏ cây sưa 400 tuổi xù xì.

Xã hội - Bắc Ninh: Cây sưa 400 tuổi ở đình Đông Cốc có gì đặc biệt? (Hình 5).
Xã hội - Bắc Ninh: Cây sưa 400 tuổi ở đình Đông Cốc có gì đặc biệt? (Hình 6).

Thân cây già cỗi bên cạnh mái đình tạo nên vẻ cổ kính.

Xã hội - Bắc Ninh: Cây sưa 400 tuổi ở đình Đông Cốc có gì đặc biệt? (Hình 7).

Phía gốc cây phần bị cắt có rêu bám và một cái hốc khá to.

Xã hội - Bắc Ninh: Cây sưa 400 tuổi ở đình Đông Cốc có gì đặc biệt? (Hình 8).

Phần nhánh bị cắt bỏ rộng hơn 1 gang tay.

Xã hội - Bắc Ninh: Cây sưa 400 tuổi ở đình Đông Cốc có gì đặc biệt? (Hình 9).

Cây mùa này đang đâm chồi, nảy lộc.

Xã hội - Bắc Ninh: Cây sưa 400 tuổi ở đình Đông Cốc có gì đặc biệt? (Hình 10).

Đây là khu ươm những cây sưa non từ hạt cây sưa 400 tuổi để bán cho du khách. Giá bán khoảng 40 ngàn đồng/cây, có loại 20 ngàn đồng/cây. Thời điểm đắt đỏ, các cây non có giá bán đến vài trăm ngàn đồng/cây.

Xã hội - Bắc Ninh: Cây sưa 400 tuổi ở đình Đông Cốc có gì đặc biệt? (Hình 11).

Cụ từ bên chiếc cột lim được đánh đổi bằng nhánh cây sưa 400 tuổi.

Nhất Nam

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.