Bác sĩ bệnh viện Nhi cảnh báo tác hại của "anti" vắc-xin sởi

Bác sĩ bệnh viện Nhi cảnh báo tác hại của "anti" vắc-xin sởi

Uông Hải Yến

Uông Hải Yến

Thứ 4, 03/10/2018 07:00

Trong 2 tháng qua, số ca mắc sởi vào bệnh viện Nhi trung ương điều trị có xu hướng gia tăng. Không dừng lại, tại một số bệnh viện khác cũng ghi nhận số bệnh nhân bị sởi gia tăng.

Theo thông báo từ bệnh viện Nhi Trung ương, số ca mắc sởi lũy tiến nhập viện điều trị tại khoa từ đầu năm đến nay đã lên tới gần 500 trẻ. Trong đó, tăng mạnh 2 tháng gần đây, mỗi tháng trung bình gần 100 ca, có ngày cao điểm tiếp nhận 10-12 trẻ.

Bệnh sởi xuất hiện rải rác quanh năm, thường phát triển mạnh vào mùa đông - xuân. Tuy nhiên, năm nay nhiều ca bệnh sởi lại xuất hiện vào thời điểm mùa thu. Theo PGS Trần Minh Điển – Phó Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương thì hiện nay, bệnh viện đang điều trị cho nhiều ca mắc sởi nặng hơn mức trung bình các năm trước. Trẻ nhập viện trong tình trạng biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, phải thở máy...

Theo bác sĩ, trên 85% trẻ nhập viện đều không được tiêm chủng đầy đủ hoặc chưa đến tuổi tiêm chủng. Đặc biệt, các trường hợp dưới 1 tuổi có nguy cơ gặp nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa...

Sức khỏe - Bác sĩ bệnh viện Nhi cảnh báo tác hại của 'anti' vắc-xin sởi

PGS Trần Minh Điển – Phó Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương.

Trả lời cho câu hỏi nguyên nhân tại sao số ca mắc bệnh sởi ngày một tăng, đặc biệt là trẻ em, PGS. Trần Minh Điển cho biết: “Sởi là căn bệnh thường gặp ở trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên, còn dưới độ tuổi này, trẻ ít mắc hơn. Bởi một bà mẹ đang ở tuổi sinh đẻ có miễn dịch tự nhiên hoặc miễn dịch thụ động do tiêm vắc-xin phòng ngừa virus sởi thì em bé trong bụng cũng được mẹ truyền miễn dịch qua nhau thai. Đến khi ra đời được khoảng 9 tháng tuổi, nồng độ kháng thể đó sẽ giảm bớt thì lúc đó là thời điểm đi tiêm vắc-xin cho trẻ.

Nhưng hiện nay, nhiều trẻ mắc sởi ngay cả trước khi tiêm phòng sởi và thậm chí sau khi sinh. Điều này hoàn toàn bình thường và có thể lý giải do miễn dịch từ mẹ chưa đầy đủ để bảo vệ trẻ, đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ không có kháng thể miễn dịch sởi, hoặc miễn dịch rất ít (bà mẹ chưa từng bị sởi, chưa được tiêm phòng, hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ) nên khả năng bảo vệ thấp hoặc có trẻ không được bú mẹ thì cũng không có miễn dịch phòng bệnh”.

Sức khỏe - Bác sĩ bệnh viện Nhi cảnh báo tác hại của 'anti' vắc-xin sởi (Hình 2).

Số bệnh nhân mắc sởi ngày một tăng chủ yếu do chưa tiêm phòng.

Từ những hệ lụy nghiêm trọng có thể xảy ra nếu con trẻ mắc sởi, TS. Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương khuyến cáo, sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân.

Hiện nay cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh là đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo lịch. Cha mẹ chủ động đưa trẻ từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc-xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc-xin phòng sởi. 

Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.

Bệnh sởi rất dễ lây, do đó cha mẹ không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Bệnh sởi có thể tự khỏi nhưng vẫn gây ra tử vong trên các bệnh nhi có sẵn nền bệnh lý khác. Đồng thời khi mắc sởi sẽ làm trẻ suy giảm hệ miễn dịch, nên dễ mắc thêm các bệnh phối hợp, nặng nhất là viêm phổi và viêm não, tủy cấp.

Bài tiếp theo: Anti vaccine sởi: Có thể khiến sởi bùng phát thành dịch?

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.