Cân não giành sự sống cho bệnh nhân
Theo thông tin bệnh viện cung cấp, 10 năm trước, bệnh nhân Lê Quang Khanh (54 tuổi, TP.HCM) được chẩn đoán mắc mắc khối u không rõ nguyên nhân ở vùng xương hàm dưới. Theo thời gian, bệnh diễn tiến nặng, khối u ngày càng phát triển với trọng lượng nặng tới 1kg và luôn trong tình trạng căng tức, nhiều dấu hiệu hoại tử đã xuất hiện. Cách đây vài ngày, khối u bắt đầu lở loét, và đến hôm nay dịch mủ không ngừng tuôn trào, buộc ê-kíp phải tiến hành cấp cứu gấp.
Sáng ngày 24/6, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật giải phóng khối u tại bệnh viện Thẩm mỹ JW. Trước khi phẫu thuật, TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung thực hiện đo vẽ xác định trước các đường mạch máu, dây thần kinh để tránh ảnh hưởng đến bệnh nhân. Sau khi hoàn tất khâu chuẩn bị, ca phẫu thuật cấp cứu chính thức bắt đầu. Do khối u khổng lồ nằm chèn ngang cổ, một nhân viên điều dưỡng trong ê-kíp buộc phải là điểm tựa đầu xuyên suốt tránh trường hợp bệnh nhân bị khó thở.
Ngay khi đặt dao đi những đường mổ đầu tiên, toàn bộ ê-kíp đều nín thở vì không biết điều đang chờ đợi mình phía trước là gì. Khối u đã phát triển quá lâu, quá sức chịu đựng của một người bình thường. Bên trong khối u có thể chỉ là một khối máu đông khổng lồ, nhưng cũng có thể bầy nhầy mô thịt, thậm chí là xương hoại tử.
Trước đó, Bệnh nhân Lê Quang Khanh nhập viện trong trong tình trạng khối u đã vỡ, dòng máu đỏ ồ ạt tuôn trào ướt đẫm miếng gạc y tế. Nhưng đến khi cuộc đấu tranh tâm lý giữa việc cầm máu và đặt nội khí quản gây mê, thử thách mới thật sự bắt đầu. “Đè mạnh cầm máu, không để chảy máu quá nhiều”, bác sĩ Tú Dung, Trưởng ê-kíp phẫu thuật hô to.
“Đặt nội khí quản gấp trước khi quá muộn", ê-kíp bác sĩ Gây mê hồi sức liên tục yêu cầu điều dưỡng buông tay để tìm đường đặt nội khí quản trước khi quá muộn… Mạch máu nằm ngay vị trí trung tâm của hàm dưới, chèn vào tận khí quản của bệnh nhân. Một bên muốn đặt ống thở, một bên muốn cầm máu. Tất cả đều vì muốn cứu sống bệnh nhân.
Bác sĩ Tú Dung chỉ đạo ê-kíp tiến hành bơm oxy qua miệng trước, dùng gạt chèn ép cầm máu, nhanh tay đặt ngay nội khí quản, các bác sĩ không thể tìm thấy đường vào thanh môn (đường thở) của bệnh nhân, do khối u nặng gần 1kg đã chèn ngang.
Ê-kíp gây mê hồi sức gồm hai bác sĩ chuyên môn phải căng mắt, dùng tất cả trí lực và nhãn lực để cảm nhận để nhanh chóng tìm đường đặt nội khí quản nhanh nhất. Bệnh nhân không thể chờ lâu hơn được nữa!
Ngay lúc này, một thành viên trong ê-kíp phẫu thuật bất ngờ hô to: “Nâng huyết áp, nâng oxy”. Chỉ số Spo2 (oxy máu) đã tụt xuống từ 90% xuống 60%, HA tụt từ 90/60 mmHg xuống 60/40mmHg.. và điện tim mờ dần. Dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân đang hết sức nguy kịch. Nhưng khổ nỗi ê-kíp vẫn chưa thể đặt nội khí quản để nâng oxy. Màn hình monitor báo động liên tục vì Oxy tụt liên tục.
Ê-kíp cảm giác như rơi vào bế tắc nhất, tiếng kêu của Trưởng khoa Gây mê Hồi sức như giải tỏa mọi căng thẳng: "Tìm ra rồi…” Cuối cùng, ê-kíp GMHS đã tìm được đường vào thanh môn để đặt nội khí quản thành công. Những tia hy vọng đã bắt đầu le lói.
Sự sống nảy mầm từ những yêu thương
Trong một khoảnh khắc, cả phòng phẫu thuật chỉ còn nghe thấy tiếng thở đều đặn của bệnh nhân, toàn bộ ê-kíp không ai bảo ai đều nín thở, hàng chục đôi mắt nhìn chăm chăm vào các chỉ số trên máy monitor, cầu mong các chỉ số Spo2 trên 80%, HA nhích lên 70/50. Mãi đến khi các chỉ số Spo2, HA trở lại bình thường, mọi người mới trút được một phần gánh nặng.
Bác sĩ Tú Dung dù đang trong ca mổ, vẫn mau chóng liên hệ với các bệnh viện đa khoa hỗ trợ 4 đơn vị máu vì hiện tại bệnh nhân đã mất máu quá nhiều. Ngay khi đảm bảo mọi dấu hiệu sinh tồn đều bình thường, cả nhóm tiếp tục bước vào hành trình kiểm soát cầm máu.
Các bác sĩ bệnh viện JW cũng bắt đầu thăm dò toàn bộ phẫu trường, căng mắt để cắt lọc từng khối hoại tử, cắt bỏ từng đoạn xương thối rữa, gắp nhặt từng mô tuyến nước bọt vỡ vụn.
“Khó khăn nhất là bóc tách tận khí quản, các mạch máu lớn vùng cổ, sợi thần kinh mặt đều lộ rõ. Cẩn thận và tỉ mỉ chính là tôn chỉ lúc này, cân não lực chọn cắt lọc những mô hoại tử cần cắt, né tránh những dây thần kinh, cơ mạch máu! Vì chỉ cần một đường cắt sai, hậu quả sẽ cực kỳ nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể liệt mặt cả đời, hoặc thậm chí là mất mạng tức thì”, bác sĩ Tú Dung chia sẻ thêm.
Sau 4 giờ căng thẳng, toàn bộ ê-kíp như trút đi một nửa áp lực khi đã hoàn tất loại bỏ khối mô hoại tử xen lẫn vụn xương bên trong khối u. Toàn bộ thành viên bắt buộc phải thay áo phẫu thuật, đồng thời đổi mới toàn bộ dụng cụ mổ tránh nguy cơ nhiễm trùng để tiếp tục tiến hành khâu tạo hình thẩm mỹ khối u bước đầu.
Ròng rã suốt 6 tiếng đồng hồ, ca đại phẫu cấp cứu đầu tiên cho bệnh nhân Lê Quang Khanh thực hiện bởi Bác sĩ Tú Dung và ê-kíp Bệnh viện JW đã thành công vượt mong đợi. Hiện tại, bệnh nhân đã hoàn toàn hồi phục, nhan sắc hồng hào, và đặc biệt khối u khổng lồ đeo bám suốt 10 năm cũng đã chính thức được loại bỏ.
Nhìn cảnh tượng khối u to bằng cái đầu sắp nổ tung, ăn uống vô cùng khó khăn, ở trong căn nhà trọ khoảng 10m2, nghề chính là xe ôm thì giờ không thể chạy vì u quá to và bắt đầu loét dọa vỡ... khó mà cầm lòng nếu đối diện trực tiếp hoàn cảnh này.
Bệnh nhân lại có tiền sử nhiều bệnh nền kèm theo tiểu đường nặng, suy thượng thận, phổi xơ hóa…căn bệnh lâu ngày bào mòn hết sức lực, lượng đạm trong máu quá thấp, thiếu máu nghiêm trọng. Tất cả cần phải điều chỉnh ổn định để chuẩn bị cho một cuộc siêu phẫu.
“Hơn 6 giờ đồng hồ vượt qua mọi giới hạn, chạm đến cả giới hạn sinh tồn của 1 người bình thường để mang trở lại sự sống của người bệnh đặc biệt này, đến tận bây giờ tôi và cả ê-kíp Bệnh viện JW luôn nhớ mãi cái khoảnh khắc đó… Bây giờ, nhìn bệnh nhân tươi tỉnh, hồng hào, chuẩn bị năng lượng cho những cuộc đại phẫu tiếp theo mà tôi thầm cảm ơn cuộc đời, tôi có niềm tin về những cố gắng hết mình vì người bệnh. Sự sống hay giới hạn đôi lúc sẽ bắt nguồn từ tình yêu thương và lòng dũng cảm", bác sĩ Tú Dung tâm niệm.
Nguyễn Lành