Bác sĩ cảnh báo trẻ nhỏ có nguy cơ mất mạng vì hóc dị vật

Bác sĩ cảnh báo trẻ nhỏ có nguy cơ mất mạng vì hóc dị vật

Lê Thị Duyên

Lê Thị Duyên

Thứ 3, 12/12/2017 19:30

Liên tiếp những vụ trẻ em vô tình hóc dị vật nguy hiểm đến tính mạng khiến bố mẹ không khỏi lo lắng. Sau đây là một số hướng dẫn của bác sĩ về cách xử trí khi bé bị hóc dị vật.

Mới đây, bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn cho biết vừa tiếp nhận bệnh nhi Hoàng Khánh D.(24 tháng tuổi, huyện Tràng Định, Lạng Sơn) nhập viện do nuốt phải chiếc móc chìa khóa.

Ngày 11/12, các bác sĩ đã thực hiện ca nội soi lấy chiếc móc chìa khoá ra thành công trong điều kiện khó khăn.

Được biết, trước đó, trưa 10/12, trong lúc người lớn không để ý, bé D. đã nuốt phải chiếc vòng móc chìa khóa bằng kim loại. Ngay sau khi phát hiện, gia đình đã đưa bé đến BV huyện rồi chuyển lên BV Đa khoa Lạng Sơn.

Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhi, các bác sĩ đã tiến hành chụp X-quang. Kết quả cho thấy, trong thực quản bé có dị vật hình tròn, đường kính khoảng 2cm, nằm ở thực quản ngang đốt sống cổ số 6-7. Bác sĩ trực đề nghị chuyển bé xuống BV tuyến trên ở Hà Nội do BV không thiết bị kĩ thuật phù hợp để nội soi cho bệnh nhi.

Tuy nhiên, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, không muốn điều trị ở tuyến trên nên BV đã huy động kíp nội soi tiêu hóa để lấy dị vật cho trẻ.

Trong điều kiện không có ống nội soi cho trẻ, kìm để gắp dị vật đã hỏng, kíp trực gồm các bác sĩ Tai - Mũi – Họng, gây mê phẫu thuật đã hội chẩn, gây mê và nội soi để gắp dị vật ra khỏi thực quản bệnh nhi. Dị vật được lấy ra an toàn là chiếc vòng móc khóa.

Gia đình - Bác sĩ cảnh báo trẻ nhỏ có nguy cơ mất mạng vì hóc dị vật

Hình ảnh nội soi.

Theo BS.ThS Khánh Hà (khoa Nhi, phòng khám đa khoa Thảo Ngọc), việc xử trí dị vật đường thở phải thực hiện thật khẩn trương nếu không sẽ nguy hiểm tính mạng.

Vì thế, khi phát hiện con bị hóc dị vật, bố mẹ cần lập tức thực hiện các biện pháp vỗ lưng, ép ngực... để tạo áp lực lồng ngực đẩy dị vật ra ngoài. Còn khi trẻ ngưng thở cần hô hấp nhân tạo liên tục kể cả trên đường đưa trẻ tới bệnh viện.

Cũng theo bác sĩ Hà, biện pháp vỗ lưng và ép ngực cũng tùy theo độ tuổi mà có những động tác khác nhau. Cụ thể:

Với trẻ dưới 1 tuổi: Khi vỗ lưng, người sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra phía trước. Khi đó, cần đặt trẻ nằm sấp dọc theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp rồi vỗ 5 lần (lực vừa phải) vào lưng của trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai.

Nếu dị vật chưa thoát ra thì lập tức dùng biện pháp ép ngực bằng cách: Lật trẻ nằm ngửa dọc theo cẳng tay trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp, dùng 2 ngón trỏ và giữa của bàn tay kia ấn vào điểm giao nhau giữa xương ức và đường nối hai núm vú 5 lần (lực ấn vừa phải).

Để đạt hiệu quả cao nên làm luân phiên 2 biện pháp vỗ lưng và ép ngực cho đến khi dị vật đường thở được tống ra ngoài.

Với trẻ từ 1-8 tuổi: Khi vỗ lưng,người sơ cứu quỳ, cho trẻ đứng, cúi đầu thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ một bên trẻ, 1 tay đỡ ngực, 1 tay vỗ 5 lần vào lưng trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai.

Nếu dị vật chưa ra thì phối hợp dùng biện pháp ép bụng bằng cách: Cho trẻ đứng, đầu cúi thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ ở phía sau trẻ, vòng 2 tay về phía trước bụng của trẻ, 1 tay người sơ cứu nắm lại như nắm đấm đặt vào vị trí điểm giữa rốn và mũi ức, bàn tay còn lại nắm bọc ra ngoài bàn tay kia cho chặt lại.

Sau đó ép bụng đột ngột 5 lần. Nếu dị vật đường thở chưa được tống ra ngoài, cần làm xen kẽ hai biện pháp cho đến khi dị vật được tống ra ngoài.

Phương Vy

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.