Bác sĩ Hoàng Công Lương liên tục phủ nhận điều gì tại phiên tòa sơ thẩm?

Bác sĩ Hoàng Công Lương liên tục phủ nhận điều gì tại phiên tòa sơ thẩm?

Nguyễn Thị Thúy

Nguyễn Thị Thúy

Thứ 4, 16/01/2019 10:18

Hoàng Công Lương không nhận bản thân là nguyên nhân gây ra cái chết của bệnh nhân chạy thận mà cho rằng nguyên nhân là do tồn dư hóa chất trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống RO.

TAND TP.Hòa Bình đang tiến hành xét xử vụ án Vô ý làm chết người mà người bị cáo buộc phạm tội này là bác sĩ Hoàng Công Lương – cựu bác sĩ thuộc khoa Hồi sức tích cực, BVĐK tỉnh Hòa Bình.

Hồ sơ điều tra - Bác sĩ Hoàng Công Lương liên tục phủ nhận điều gì tại phiên tòa sơ thẩm?

Hoàng Công Lương tại phiên tòa sơ thẩm

Lời đầu tiên bước lên bục khai báo, Hoàng Công Lương phủ nhận cáo buộc của VKS. Bị cáo Lương nói: “Bị cáo không thể là nguyên nhân gây chết người, vì nguyên nhân gây chết người là do tồn dư hóa chất trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống RO”.

Giống lời khai của bị cáo Trương Quý Dương, nguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình, bị cáo Lương thừa nhận được đào tạo 2 tháng về kỹ thuật lọc máu nhân tạo tại bệnh viện Bạch Mai vào cuối năm 2010. Quá trình học, bị cáo được “giới thiệu tổng quan” về nước trong lọc máu, còn bị cáo được đào tạo về điều trị theo lĩnh vực chuyên sâu.

Trả lời một câu hỏi của HĐXX: “Chất lượng nước để đảm bảo cho lọc máu thuộc trách nhiệm của ai?”, bị cáo Lương nói: “Bị cáo không phải chịu trách nhiệm về chất lượng nước trong chạy thận, theo quy chế của Khoa thì trách nhiệm này thuộc về Trưởng khoa”.

Tuy nhiên, vẫn câu hỏi này, lúc sau, Hoàng Công Lương lại cho rằng tại BVĐK tỉnh Hòa Bình, Trưởng khoa “không phải chịu trách nhiệm về nguồn nước”, người chịu trách nhiệm là kỹ sư của phòng Vật tư – Thiết bị y tế. “ Vì đơn nguyên Thận nhân tạo không có kỹ sư chịu trách nhiệm nên Trưởng khoa không phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này thì kỹ sư của phòng Vật tư – Thiết bị y tế là người phải chịu trách nhiệm”, Hoàng Công Lương nói.

Bị cáo Lương cũng khẳng định, ngày 28/5/2017 sửa chữa hệ thống RO số 2, không chỉ có mình bị cáo mà còn có tất cả nhân viên đều biết có việc sửa chữa này. “Và sau khi sửa chữa xong cần phải có quy định gì trước khi đưa vào vận hành, thì đó không phải trách nhiệm của bị cáo”, bị cáo Lương khai.

Trước đó, cáo trạng truy tố bác sĩ Hoàng Công Lương là người có chuyên môn, được đào tạo kỹ thuật Thận nhân tạo; có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh với phạm vi hoạt động chuyên môn là khám chữa bệnh Nội và Hồi sức cấp cứu.

Hoàng Công Lương là người thừa lệnh Trưởng khoa ký đề xuất sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2; biết rõ nội dung sửa chữa và thời gian cụ thể ngày 28/5/2017 sửa chữa hệ thống RO số 2.

Ngày 29/5/2017, bị can là bác sĩ duy nhất trong 3 bác sĩ được phân công điều trị cho bệnh nhân tại Đơn nguyên lọc máu có đủ điều kiện ra y lệnh lọc máu chạy Thận. Chính y lệnh lọc máu chạy Thận của Hoàng Công Lương cũng như việc Lương ký xác nhận vào y lệnh của bác sĩ Linh, bác sĩ Huyền có hiệu lực quyết định đối với ca chạy lọc máu cho 18 bệnh nhân.

Do vậy, Lương là người chịu trách nhiệm về chuyên môn trong ca điều trị cho người bệnh ngày 29/5/2017.

Với trình độ, nhận thức và vai trò, trách nhiệm được giao, Hoàng Công Lương phải biết nước sử dụng trong lọc máu phải đảm bảo chất lượng, sau khi sửa chữa, bảo dưỡng “tẩy rửa màng RO” phải có xét nghiệm xác định chất lượng nguồn nước và biết trách nhiệm đảm bảo chất lượng nước thuộc trưởng khoa.

Tuy nhiên, sáng 29/5/2017, khi mới nghe điều dưỡng Đỗ Thị Điệp (là người không có trách nhiệm bảo đảm chất lượng nước) nói về việc Trần Văn Sơn thông báo hệ thống RO số 2 đã sửa xong và có thể hoạt động bình thường, chưa có căn cứ xác định chất lượng nguồn nước đảm bảo và thực tế chưa có việc bàn giao hệ thống RO số 2 để đưa vào sử dụng, nhưng Hoàng Công Lương đã chủ quan ra y lệnh điều trị và ký xác nhận y lệnh điều trị của bác sĩ Nguyễn Mạnh Linh và bác sĩ Phạm Thị Huyền đối với 18 bệnh nhân.

VKS tỉnh Hòa Bình kết luận việc ra y lệnh và ký xác nhận của Hoàng Công Lương để tiến hành lọc máu cho 18 bệnh nhân khi chưa có căn cứ xác định chất lượng nguồn nước sau sửa chữa RO số 2, dẫn đến việc nguồn nước không đảm bảo chất lượng trực tiếp đi vào người bệnh nhân, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Do đó, trong lần ra Cáo trạng thứ hai, VKS đã truy tố Hoàng Công Lương tội Vô ý làm chết người theo quy định tại khoản 2, Điều 98, BLHS năm 1999.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.