Bác sĩ khuyến cáo về clip bố hà hơi thổi ngạt, cứu con trai bị sốt cao ngừng thở

Bác sĩ khuyến cáo về clip bố hà hơi thổi ngạt, cứu con trai bị sốt cao ngừng thở

Hồ Thị Vân

Hồ Thị Vân

Thứ 3, 10/10/2017 19:00

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip ghi lại giây phút sơ cứu con trai bị sốt cao chuyển sang co giật, hôn mê, ngừng thở của một ông bố ở Hà Nội đang thu hút nhiều sự chú ý.

image

Mới đây, tài khoản facebook Hoàn Nguyễn Kim có đăng tải một đoạn clip dài 2 phút 30 giây lên trang cá nhân, ghi lại toàn bộ quá trình anh sơ cứu cho con trai khi bé sốt cao và có dấu hiệu bất thường.

Clip: Giây phút bố hà hơi thổi ngạt, cứu con trai bị sốt cao ngừng thở

Nguồn clip: Hoàn Nguyễn Kim

Hình ảnh ghi lại được cho thấy, khi phát hiện cậu con trai bị sốt cao, chuyển sang co giật, hôn mê ngừng thở, người bố đã lập tức sơ cứu cho bé. Sau khi được hà hơi và ép ngực, bé nôn được đờm và nước ra khỏi miệng và thở trở lại.

Khi đã qua cơn nguy kịch, người bố đã nhanh chóng đưa con mình tới bệnh viện. Toàn bộ quá trình sơ cứu đã được camera tại cửa hàng của mẹ bé ghi lại.

Video - Bác sĩ khuyến cáo về clip bố hà hơi thổi ngạt, cứu con trai bị sốt cao ngừng thở

Thấy con trai có dấu hiệu bất thường, người bố lập tức sơ cứu.

Hiện đoạn clip đang thu hút sự chú ý và được lan truyền trên mạng xã hội khiến nhiều bậc làm cha làm mẹ phải lưu tâm.

Chia sẻ về cách sơ cứu cho trẻ khi bị sốt cao, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai cho hay, khi trẻ sốt 38,5 độ được cho là sốt cao. Trẻ sốt cao có thể gây ra co giật, mặt mũi tím tái, bất tỉnh khiến người lớn hoảng loạn.

“Ngay cả khi trẻ sốt cao co giật nếu bị sặc thì cũng phải làm thủ thuật heimlich để giải phóng đường thở cho trẻ. Còn dùng xử lý hà hơi thổi ngạt khi trẻ bị sốt cao co giật là không đúng”, PGS.TS Dũng nói.

Chia sẻ về cách sơ cứu của ông bố trong đoạn clip trên, PGS.TS Dũng cũng cho hay, ông bố đó có thể… ăn may. Bởi lẽ, trẻ sốt cao bị co giật có thể bị ngưng thở một vài giây sau đó sẽ tự thở được bình thường. Hà hơi thổi ngạt chỉ áp dụng khi trẻ bị đuối nước, điện giật.

Bên cạnh đó, PGS.TS Dũng cũng nhấn mạnh, khi trẻ bị sốt cao co giật cần phải bình tĩnh. Nếu đang bế trẻ thì nhanh chóng để trẻ nằm xuống đất, để trẻ nằm trong tư thế nằm nghiêng để đờm dãi của trẻ chảy ra ngoài. Vì nguy cơ đờm, dãi rơi vào phổi có thể gây sặc, tắc thở. Trẻ đang mặc quần áo thì nới lỏng quần áo cho trẻ.

Khi trẻ đang co giật tuyệt đối không vây xung quanh trẻ khiến trẻ không có oxy để thở. Không giữ chân tay, lay người, bóp chân bóp tay để tránh gây ra chấn thương cho trẻ. Tuyệt đối không cố nhét bất cứ vật dụng, ngón tay vào miệng khi trẻ đang co giật vì có thể gây ngạt cho trẻ. Sau cơn co giật nhét một khăn vải vào miệng trẻ để dự phòng cơn giật sau.

“Trẻ hết cơn co giật cha mẹ nên bình tĩnh cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu trẻ uống được. Trong trường hợp trẻ không uống được có thể đặt thuốc vào hậu môn sau đó nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất”, PGS.TS Dũng nói.

Nguyễn Huệ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.