Bác sĩ "mách" cách dạy trẻ ứng phó với nguy cơ bị động vật tấn công

Bác sĩ "mách" cách dạy trẻ ứng phó với nguy cơ bị động vật tấn công

Mai Thị Thu Hằng

Mai Thị Thu Hằng

Thứ 6, 12/01/2018 14:55

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết, để trẻ bị động vật tấn công, nhất là chó nuôi trong nhà là do bố mẹ không biết cách đề phòng cho trẻ.

Gia đình - Bác sĩ 'mách' cách dạy trẻ ứng phó với nguy cơ bị động vật tấn công

Cháu bé bị chó bẹc-giê cắn cổ điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) Ảnh: Anh Thư

Mới đây, câu chuyện về 2 em nhỏ bị chó tấn công phải đưa vào viện cấp cứu khiến nhiều ông bố bà mẹ giật mình lo lắng.

Trước sự việc đau lòng này, trao đổi với PV, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM) cho biết, trước đây bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) cũng đã tiếp nhận nhiều cháu bé bị động vật tấn công.

Những cháu bé này thường bị chó, mèo….nuôi trong nhà cào cắn. Để con bị động vật cắn một phần cũng do cha mẹ đã không biết cách đề phòng cho trẻ. Vì thế, bác sĩ Trương Hữu Khanh đã đưa ra một số cách cho những ông bố bà mẹ có con nhỏ.

“Khi trong nhà nuôi động vật, khoảng 2, 3 tuần đầu không được để trẻ một mình đến gần con vật đó. Vì trẻ vô cùng hiếu động, nhìn thấy sẽ vồ vập và trêu nó, khi ấy sẽ không biết hậu quả gì xảy ra.

Trẻ còn quá nhỏ thì không nên cho tiếp xúc với thú nuôi, tốt nhất là trẻ 5-6 tuổi hãy cho tiếp xúc và tìm hiểu thú nuôi. Bởi, trẻ dễ có những hành động vô thức như nắm đuôi kéo, cấu véo, giật ria, đánh... khiến con vật phản ứng tự vệ.

Các ông bố bà mẹ cũng nên dạy trẻ cách vuốt ve chó mèo phần lưng, không cho đùa giỡn phần mặt, đầu và phần đuôi, không cho kéo đuôi, không chơi trò giấu xương, giấu đồ ăn của vật nuôi”, bác sĩ Khanh chia sẻ.

Gia đình - Bác sĩ 'mách' cách dạy trẻ ứng phó với nguy cơ bị động vật tấn công (Hình 2).

Các ông bố bà mẹ cần cẩn thận khi cho trẻ chơi với thú vật nuôi trong nhà (Ảnh minh họa).

Cũng theo bác sĩ Khanh, điều quan trọng nhất các gia đình nên nhớ là cần phải nghiêm khắc, không cho trẻ trêu chọc thú nuôi khi chúng đang ăn, ngủ. Vì các con vật sẽ rất dễ tức giận và tấn công trẻ.

Khi trong nhà nuôi thú thì cần phải đưa chúng đi chích ngừa dại. Mỗi ông bố bà mẹ cần nói với con điều này: “Không có con chó nào là hiền cả, vì thế con không được tiếp xúc với thú nuôi lạ khi đi đến nhà hàng xóm, đi ngoài đường”.

“Thông thường khi trẻ thấy thú nuôi hung dữ, có biểu hiện tấn công thì thường bỏ chạy hoặc đánh nó. Điều đó là sai lầm. Vì thế, bố mẹ cần dạy trẻ không bỏ chạy, đạp xe, ném đá khi khi chó lạ đến gần hay sủa về phía trẻ. Hãy dạy trẻ nhìn thẳng vào mắt chó và lùi lại dần dần”, bác sĩ Khanh phân tích.

Ngày 11/1, bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết, vừa điều trị cho 2 cháu bé bị chó nhà cắn rất thương tâm. Cả hai đều bị chó cắn trong lúc chơi với chó một mình, không có người lớn ở bên.

Một cháu bé mới 1 tuổi (Đắk Lắk) bị chó nhà nuôi cắn vùng mặt, đứt một phần mũi, một mảng thịt bị đứt hẳn khỏi vùng mặt. Còn cháu bé 5 tuổi (Đồng Nai) bị 2 con chó béc-giê cắn xé khiến cháu bị thủng khí quản. Khí đã tràn xuống bụng, xuống cả vùng dưới đùi.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.