Bác sĩ Trần Minh – cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân thoái hóa khớp

Vương Thị Thảo

Vương Thị Thảo

Thứ 2, 11/03/2024 11:36

Thạc sĩ bác sĩ Trần Nhựt Minh (Bác sĩ Trần Minh) chuyên gia trong lĩnh vực cơ xương khớp chia sẻ về hiệu quả điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, trong đó ưu tiên hàng đầu là cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh.

Cần biết - Bác sĩ Trần Minh – cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh về xương khớp nói chung, bệnh có thể gặp ở mọi quốc gia, mọi chủng tộc, mọi độ tuổi, thành phần xã hội… Theo các thống kê có đến 80% người bệnh thoái hóa khớp bị hạn chế vận động, 20% không thể vận động trong các sinh hoạt thường ngày. Vì vậy, các phương pháp điều trị thoái hóa khớp cần ưu tiên cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh như đi, đứng, sinh hoạt cá nhân.

Thoái hóa khớp diễn ra như thế nào?

Thoái hoá khớp là một bệnh mãn tính về xương khớp đặc trưng bởi tình trạng tổn thương sụn, xương dưới sụn và giảm thiểu chất lượng dịch khớp. Khi xuất hiện tình trạng thoái hoá, sụn dưới khớp bị bào mòn, xù xì, thậm chí nặng hơn có thể trơ ra đầu xương dưới sụn. Vùng xương dưới sụn cũng thay đổi cấu trúc dẫn đến các phản ứng tạo chất gây viêm, xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng tấy.

Cần biết - Bác sĩ Trần Minh – cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân thoái hóa khớp (Hình 2).

Ngoài nguyên nhân lão hóa tự nhiên, ngày nay các bệnh thoái hóa khớp được ghi nhận với nhiều nguyên nhân khác nhau như: vận động liên tục với cường độ cao, tính chất công việc, tác dụng phụ của các thuốc, thừa chân béo phì, các dị tật bẩm sinh…

Các dấu hiệu của thoái hóa khớp?

Theo Bác sĩ Trần Minh, các dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp thường đa dạng nhưng có một số đặc trưng nhất định như:

Triệu chứng sớm nhất của bệnh là đau khi vận động, mới đầu chỉ đau khi khớp hoạt động, nghỉ sẽ hết đau; sau đó có thể đau âm ỉ liên tục và đau trội hẳn lên khi vận động.

- Nếu thoái hóa khớp háng, người bệnh đau ở vùng bẹn, vùng trước trong đùi, có thể đau cả vùng mông lan xuống mặt sau đùi, người bệnh đi khập khiễng, giạng háng khó khăn, khó gập đùi vào bụng.

- Nếu thoái hóa khớp gối, người bệnh đau nhiều khi đi lại, đứng lên ngồi xuống khó khăn, nhất là lúc lên xuống thang gác hoặc đang ngồi xổm đứng lên, có khi đau quá bị khụy xuống đột ngột; các động tác gấp và duỗi thẳng chân bị hạn chế, đứng lên ngồi xuống khó khăn, có thể thấy tiếng lục cục khi vận động khớp.

- Nếu thoái hóa cột sống thắt lưng, người bệnh bị đau âm ỉ ở vùng thắt lưng và thường đau trội lên về chiều sau một ngày làm việc phải đứng nhiều hay lao động nặng, lúc nằm nghỉ đau sẽ giảm. Khi đau, bệnh nhân làm các động tác cúi, nghiêng, ngửa hoặc xoay người rất khó khăn. Sau triệu chứng đau là tình trạng hạn chế vận động.

- Nếu bị thoái hóa khớp vai sẽ hạn chế các động tác đưa tay ra trước, ra sau, dạng, khép và không làm được một số động tác đơn giản như gãi lưng, chải đầu...

Ngoài hai triệu chứng chính là đau và hạn chế vận động, người bệnh có thể bị teo cơ, nhất là các chi.

Cần phải làm gì có các dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp?

Việc phát hiện và chẩn đoán sớm các bệnh lý xương khớp là rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, làm giảm khả năng trầm trọng, tiết kiệm thời gian, chi phí và hơn hết từ đó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Thu Hà

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.