Bác sỹ Sản Phụ khoa giải đáp: Ốm nghén phải làm sao?

Bác sỹ Sản Phụ khoa giải đáp: Ốm nghén phải làm sao?

Nhập bài QC

Nhập bài QC

Thứ 2, 12/08/2019 07:00

Ốm nghén là tình trạng mà hầu hết mẹ bầu nào cũng gặp phải trong những tháng đầu thai kỳ. Tình trạng này gây cho mẹ bầu nhiều mệt mỏi, khó chịu và phiền toái. Vậy ốm nghén phải làm sao? Là thắc mắc và cũng là mối quan tâm lớn nhất của các mẹ bầu. Để biết ốm nghén phải làm sao thì các mẹ bầu đừng bỏ qua những thông tin dưới đây.

Hiện tượng ốm nghén ở bà bầu

Ốm nghén là một hiện tượng phổ biến xảy ra trong giai đoạn mang thai mà hầu hết mẹ bầu nào cũng gặp phải với nhiều biểu hiện khác nhau trong đó buồn nôn và nôn, mệt mỏi, chán hoặc thèm ăn, mẫn cảm với mùi vị... là những biểu hiện điển hình của ốm nghén. 

Cần biết - Bác sỹ Sản Phụ khoa giải đáp: Ốm nghén phải làm sao?

Tình trạng ốm nghén chủ yếu xảy ra ở 3 tháng đầu thai kỳ, tuy nhiên có nhiều mẹ bầu ốm nghén kéo dài hơn, thậm chí là hết cả thai kỳ cho đến lúc sinh.

Nguyên nhân gây ốm nghén là do sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố trong thời kỳ mang thai và do lượng đường trong máu thấp. 

Mặc dù không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhưng tình trạng ốm nghén khiến mẹ bầu mệt mỏi, phiền toái, khó chịu...

Cần biết - Bác sỹ Sản Phụ khoa giải đáp: Ốm nghén phải làm sao? (Hình 2).

Vậy ốm nghén phải làm sao?

Khi bị ốm nghén thì hầu hết mẹ bầu nào cũng có chung thắc mắc đó là ốm nghén phải làm sao? Làm thế nào để cải thiện tình trạng ốm nghén?

Các bác sỹ chuyên Sản phụ khoa tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi Hà Nội khuyên các mẹ bầu khi bị ốm nghén thì có thể áp dụng một số cách giảm tình trạng ốm nghén dưới đây:

 

  • Uống nhiều nước: Nôn thường xuyên sẽ khiến cơ thể mẹ bầu mất nước và cảm thấy mệt mỏi. Vì thế, mẹ bầu cần bổ sung nước cho cơ thể để ngăn chặn tình trạng mất nước. Mẹ bầu nên uống từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày vừa bù nước cho cơ thể vừa giảm tình trạng ốm nghén.

 

  • Chia bữa ăn thành nhiều phần nhỏ: Một trong những giải pháp để giảm ốm nghén hiệu quả nhất đó là chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu và giúp mẹ bầu giảm các triệu chứng ốm nghén. Mẹ bầu cũng cần lưu ý là bữa ăn phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và không nên có những loại thức ăn dễ gây buồn nôn.
  • Bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể: Các loại vitamin không chỉ giúp mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh mà còn giúp hạn chế tình trạng ốm nghén khi mang thai. Chị em có thể uống vitamin theo hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa hoặc bổ sung bằng các loại thực phẩm giàu vitamin như hoa quả trái cây tươi, các loại rau củ quả, rau xanh..
Cần biết - Bác sỹ Sản Phụ khoa giải đáp: Ốm nghén phải làm sao? (Hình 3).
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Cơ thể mệt mỏi sẽ dẫn tới các cơn buồn nôn, khó chịu ở mẹ bầu. Vì thế để giảm thiểu các cơn buồn nôn thì mẹ bầu cần nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc. Mỗi ngày nên ngủ ít nhất 8 tiếng và nghỉ ngơi nếu cơ thể thấy cảm thấy mệt mỏi. 
  • Giữ tâm lý thoải mái: Những thay đổi đột ngột về tâm sinh lý khi mang thai sẽ khiến không ít mẹ bầu lo lắng, căng thẳng, bất an... Vì thế, mẹ bầu cần phải biết cách cân bằng tâm lý để tránh tình trạng lo lắng và căng thẳng. Bên cạnh đó cần giữ cho tâm trạng, tinh thần vui vẻ, lạc quan, không nghĩ đến việc ốm nghén nữa cũng phần nào giảm triệu chứng ốm nghén.
  • Đi bộ: Đi bộ có thể giúp mẹ bầu giảm cơn ốm nghén một cách hiệu quả. Thường xuyên đi bộ, luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng sẽ ngăn chặn cảm giác khó chịu mệt mỏi khi bị ốm nghén trong thời kỳ mang thai. 
  • Chế độ ăn uống phù hợp: Một chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ các chất dinh dưỡng, protein, vitamin, acid folic, sắt, canxi... sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi, ngoài ra còn giảm tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt: Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất sắt vào thực đơn hằng ngày sẽ giúp mẹ bầu giảm triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi nhanh chóng. Những thực phẩm giàu chất sắt chị em nên ăn hằng ngày như trứng, thịt bò, rau xanh,... 

 

 

Những điều cần lưu ý khi bị ốm nghén

Bên cạnh những điều nên làm thì trong thời kỳ ốm nghén chị em cần lưu ý một số điều sau:

 

  • Không nên nằm nghỉ luôn sau khi ăn dễ bị đầy bụng, đầy hơi, căng tức bụng khó chịu.

 

  • Không được bỏ bữa sẽ làm giảm lượng đường trong máu, tụt huyết áp làm ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi.
  • Không nên sử dụng các thực phẩm cay nóng, đồ ăn để lâu ngày, thực phẩm tươi sống, thực phẩm nên men, các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ...
  • Không được uống rượu, bia, hút thuốc lá và sử dụng các loại đồ uống có cồn, các chất kích thích...
  •  Đặc biệt, nếu chị em có biểu hiện ốm nghén nặng hơn các mẹ bầu khác, kèm theo đau bụng, chảy máu âm đạo... thì mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, kiểm tra nhằm loại bỏ nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
Cần biết - Bác sỹ Sản Phụ khoa giải đáp: Ốm nghén phải làm sao? (Hình 4).

 

 

Nếu có bất kỳ bất thường nào trong thai kỳ hay về các vấn đề sức khỏe sinh sản, sản phụ khoa thì chị em có thể trực tiếp đến Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi  Hà Nội để được thăm khám, tư vấn và có biện pháp phù hợp, hiệu quả.

Phòng khám được Sở Y tế Hà Nội cấp phép hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, theo dõi thai kỳ, siêu âm thai, điều trị các bệnh lý phụ khoa... cho chị em nữ giới và được nhiều chị em tin tưởng, tín nhiệm.

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp mẹ bầu trang bị thêm những kiến thức cần thiết, biết được khi bị ốm nghén phải làm sao và có cách làm giảm các triệu chứng ốm nghén.

Nếu còn thắc mắc chưa được giải đáp chị em hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 03.56.56.52.52 hoặc đến trực tiếp địa chỉ TẠI ĐÂY. Phòng khám làm việc từ 7h30-20h tất cả các ngày trong tuần kể cả những ngày lễ, tết. Với thời gian làm việc như vậy chị em có thể linh hoạt thời gian để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi.

Nguyễn Trang

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.