Để đảm bảo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018, các bài kiểm tra môn Ngữ văn từ năm 2025 sẽ không sử dụng ngữ liệu trong sách giáo khoa. Yêu cầu này cũng được áp dụng trong bài thi Đánh giá năng lực (HSA).
5 nhóm câu hỏi bài thi Ngữ văn
Trao đổi với Người Đưa Tin, TS. Đặng Ngọc Khương – Giáo viên Trường THPT Chuyên ngữ, Trường Đại học Ngoại ngữ cho biết đối với môn Ngữ văn về cơ bản đề thi mới công bố không có nhiều không hỏi, bài thi vẫn có 50 câu kiểm tra các kiến thức ngôn ngữ và văn học.
So sánh cấu trúc đề tham khảo được công bố năm 2020 và năm nay, thầy giáo chia ra 5 nhóm bài để học sinh có thể nhận biết.
"Nhóm thứ nhất là xác định từ và cụm từ sai trong một câu văn, nhóm câu hỏi này đề thi tham khảo mới công cố vẫn giữ nguyên.
Nhóm bài thứ 2 tìm đối tượng không cùng nhóm. Nếu năm 2020 nhóm này chia ra làm 3 kiểu bài nhỏ gồm tìm một từ có nghĩa không cùng nhóm với các từ còn lại; tìm tác giả không cùng nhóm với tác giả; tìm tác phẩm không cùng nhóm với tác phẩm còn lại.
Nhưng đến năm 2024 đề thi bỏ đi 2 câu tìm tác giả và tác phẩm và chỉ có 5 câu là tìm từ không cùng nhóm với các từ còn lại", TS. Đặng Ngọc Khương phân tích.
Nhóm thứ 3 là các bài điền từ và cụm từ vào chỗ trống, nhóm này cũng vẫn giữ nguyên.
Nhóm thứ thứ 4 là đọc hiểu ngữ liệu và trả lời 5 câu hỏi. "Nếu năm 2020 hỏi 2 ngữ liệu ngoài sách giáo khoa và 2 ngữ liệu trong sách giáo khoa thì năm sang năm 2024 hỏi 5 ngữ liệu đều nằm ngoài sách giáo khoa. Về phương thức biểu đạt của các ngữ liệu sẽ có một dữ liệu thuộc văn bản nghị luận, 2 ngữ liệu là văn bản thông tin khoa học và 2 ngữ liệu là văn bản nghệ thuật", ông Khương cho hay,
Nhóm cuối là bài cho một ngữ liệu, sau đó nó hỏi một khía cạnh nào về nội dung hoặc nghệ thuật để tiếp kiểm tra các kiến thức về tư duy ngôn ngữ hoặc là kiến thức văn học nhóm này gồm 10 câu (rút xuống 5 câu so với đề năm 2020).
Đánh giá chung về đề thi, TS. Đặng Ngọc Khương nhận thấy: "Nội dung kiến thức kiểm tra vẫn rải đều ở 5 nhóm câu hỏi. Điều này dễ hiểu bởi vì ngân hàng đề trắc nghiệm phải được xây dựng và bổ sung hàng năm chứ nó không thay đổi giống như để tự luận.
Đề thi có khả năng phân phân hóa cao, đánh giá được cái năng lực tư duy ngôn ngữ của học sinh. Cùng với đó, thể hiện rõ nét bản chất kỳ thi HSA là ít thậm chí là không phụ thuộc vào sách giáo khoa".
Để giải quyết được những câu hỏi của bài thi, ông Đặng Ngọc Khương đưa ra lời khuyên: "Việc đầu tiên khi các em môn tập đó là phải tìm hiểu cái cấu trúc đề và hiểu được ma trận đề, hiểu từng nhóm bài và cái cách thức hỏi, kiểm tra.
Cùng với đó ngoài kiến thức nền tảng của chương trình THPT các em cần nên trau dồi về vốn từ thông qua việc đọc và tra từ điển".
Bài thi tiếng Anh không chỉ kiểm tra ngôn ngữ
Kỳ thi từ năm 2025, tiếng Anh sẽ là bộ môn lần đầu tiên xuất hiện trong bài thi, phân tích đề tham khảo cô giáo Nguyễn Minh Oanh – Giáo viên luyện thi IELTS tại Hà Nội cho hay: "Mặc dù nhiều năm gần đây các bạn học sinh đầu tư nhiều vào việc học tiếng Anh tuy nhiên để đạt được điểm cao bài thi HAS lại không hề đơn giản".
Bài thi sẽ có khoảng 10 câu nhận biết, 25 thông hiểu vận dụng 15 câu vận dụng cao. Khác với bài thi tốt nghiệp THPT nội dung đề thi tham HSA không có phần trọng âm, ngữ âm, tập trung nhiều vào phần sử dụng từ vựng, ngữ nghĩa, vận dụng trong ngữ cảnh.
Phần đọc hiểu được đánh giá ở mức độ khó khi bài đọc thứ 2 lượng kiến thức tương đương dành cho sinh viên đại.
Đặc biệt cô giáo đánh giá, độ khó còn được thể hiện ở việc các câu hỏi không chỉ kiểm tra về trình độ ngôn ngữ mà còn có nhiều câu hỏi thí sinh phải vận dụng những kiến thức của các môn học khác để tìm ra đáp án đúng.
"Điều này là thách thức với thí sinh vừa phải nắm chắc từ ngữ để hiểu được đề bài hỏi vừa phải vận dụng kiến thức của các môn Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội khác để trả lời", cô Minh Oanh cho hay.
Đề thi HSA có khoảng 70% là trắc nghiệm khách quan với 4 lựa chọn và 30% dạng điền đáp án. Định dạng câu hỏi đã có sự thay đổi để tương đồng với đề thi TN THPT của Bộ GD&ĐT (trắc nghiệm 4 lựa chọn và điền đáp án).