Người mà chúng tôi muốn nhắc đến chính là bà lang Phùng Thị Thủy (thôn Mịn 1, xã Mỹ Thuận, Tân Sơn, Phú Thọ), người đang nắm giữ bài thuốc quý hiếm chữa dạ dày đại tràng.
Bà lang Phùng Thị Thủy là nữ truyền nhân thứ 9 của dòng họ Phùng. Bà kể: “Bà được học thuốc từ năm 11 tuổi, tuổi thơ của bà gắn liền với rừng núi, những buổi sáng theo mẹ vào rừng hái thuốc, men theo những con đường trơn và bụi gai dày đặc, dốc lại dựng đứng.
Có khi đi bộ lên tận mạn Sơn La mới lấy được thuốc. Tôi được mẹ dạy cách bắt mạch, chẩn bệnh và bốc thuốc điều trị. Chính vì thế, tôi có thể nhận hết được các loại cây thuốc, thảo dược và biết cách bốc thuốc chữa bệnh cho mọi người. Dù vậy nhưng tôi cũng chưa được làm cái nghề này”.
Học thuốc từ năm 11 tuổi nhưng đến năm 35 tuổi bà mới được bốc thuốc, chữa bệnh cứu người vì phép tắc của dòng họ. “Chúng tôi luôn ghi nhớ, bao giờ ra ở riêng, mẹ làm lễ cho mới được phép bốc thuốc, cứu người. Dù đã học thuộc bài thuốc và tự chữa bệnh cho mình nhưng có ai đến xin thuốc tôi cũng không dám lấy cho họ”, bà Thủy chia sẻ.
Nói đến đây, bà lang Thủy nhớ lại những lầm theo mẹ vào rừng tìm những vị thuốc đặc biệt chữa bệnh cho mọi người. Phải trèo đèo, lội suốt, đi qua rất nhiều quả đồi mới tìm đến được nơi có vị thuốc mà mình cần. Những ngày mùa hè, vắt bám đầy người, thậm chí nếu đụng phải tổ ong bị nó đốt cho sưng mặt mũi nhưng vẫn phải đi vì người bệnh đang cần thuốc.
Hay những hôm mưa, gió rét mà bệnh nhân cần thuốc bà lại cấp tốc lên đường “thấy họ khỏi bệnh, đến cảm ơn mình là tôi vui rồi. Làm thầy thuốc cũng chỉ cần có thê mà thôi”, bà Thủy cười.
Có “mục sở thị” kho thuốc nhà bà lang Thủy, chúng tôi mới biết được rằng, bà đã phải lặn lội khắp nơi tìm thuốc quý để mỗi khi bệnh nhân cần là có thuốc cho họ. Bà giới thiệu từng loại thuốc bằng tiếng Mường. Gian nhà đầy thuốc, mùi thuốc, vị thuốc hòa vào nhau.
Bà lang Thủy chia sẻ, bệnh dạ dày xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chính vì thế, mỗi bệnh nhân đến bà cũng phải tìm hiểu kỹ rồi mới dám bốc thuốc. Bệnh nhẹ thì sẽ cho thuốc uống trong vòng 1 tháng, bệnh nặng thì phải uống nhiều hơn. “Còn nhớ, cách đây 2 tháng, anh Trần Văn Nam tại Tam Nông (Phú Thọ), đau bụng quằn quại, tìm đến nhà tôi. Họ đã đi viện khám nhưng do nhà không có điều kiện để lấy thuốc ở đó.
Anh này bị viêm dạ dày cấp, nếu không uống thuốc ngay sẽ nguy hiểm. Tôi vội vàng cho anh ta ăn tạm một miếng thuốc lá hái ngoài vườn. Sau đó mới bốc thuốc và dặn kỹ cách nấu thuốc sao cho hiệu quả nhất. Tôi làm phúc là chính nên với những bệnh nhân không có điều kiện như vậy tôi chỉ lấy chút ít gọi là thắp hương kính báo với thần thuốc thôi”.
Ông Hà Văn Quang (Mỹ Thuận, Tân Sơn, Phú Thọ) chia sẻ: “Tiếng thơm của dòng họ Phùng không chỉ lan tỏa khắp xứ Mừng này, mà còn nhiều bệnh nhân ở nơi xa xôi như Hà Nội, Tuyên Quang, Hưng Yên, Quảng Ninh… cũng tìm đến nhà bà Thủy để xin thuốc. Nhiều năm qua, bà đã cứu giúp cho nhiều người. Người dân tại đây, ai không có điều kiện là bà lại biếu, bà Thủy còn mách cho họ lên núi hái thuốc”.
Trao đổi với PV, ông Hà Văn Ngân, Trưởng thôn Mịn 1 (Mỹ Thuận, Tân Sơn, Phú Thọ) cho biết: “Đây là bài thuốc gia truyền của dòng họ Phùng tại xứ Mường đã bao đời này. Gia đình bà Thủy có truyền thống bốc thuốc chữa bệnh và nổi tiếng với cái tâm sáng.
Rất nhiều người dân tại Mỹ Thuận đến nhà bà Thủy xin thuốc. Bệnh nhân ở xa đến là bà sẵn lòng đón tiếp ăn ở miễn phí. Gia đình bà Thủy được nhiều người trong thôn quý mến”.
M.Thu