Ðó là kết luận được các nhà khoa học Ý rút ra sau khi phân tích các nghiên cứu về lợi ích của việc nghe các tác phẩm của thiên tài soạn nhạc người Áo Wolfgang Amadeus Mozart đối với chứng động kinh.
Tiến sĩ Gianluca Sesso và đồng sự Federico Sicca tại Ðại học Pisa cho biết "hiệu ứng Mozart" thật sự tồn tại.
Nghe nhạc Mozart hàng ngày giúp giảm trung bình từ 31% đến 66% các cơn co giật cũng như tần suất của những hoạt động não bất thường ở bệnh nhân.
Các chuyên gia cho biết nghe nhạc giao hưởng giúp kích thích trí não có thể đem lại những ảnh hưởng tốt như giúp bạn kích thích não bộ giải phóng dopamin. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh thường được gọi là chất xúc tác hạnh phúc do chất này có khả năng giúp cải thiện tâm trạng.
Tuy nhiên, không phải loại nhạc nào cũng sẽ giúp bạn được kích thích trí não để làm việc hiệu quả.
Nhạc phẩm được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu là bản Sonata For 2 Piano cung Rê trưởng - K.448, nhưng các bản khác cũng được chứng minh có tác dụng tương tự, nhất là bản Piano sonata No.16 cung Ðô trưởng - K.545.
Ngoài ra, những bản nhạc được biên soạn bởi những nhà soạn nhạc cổ điển nổi tiếng như Bach, Mozart và Beethoven có thể rất hữu ích trong khi ôn thi hoặc cần tập trung vào dự án công việc.
Gần đây, các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Helsinki (Phần Lan) đã phát hiện ra rằng nghe nhạc có thể làm biến đổi chức năng DNA, qua đó có thể đem đến nhiều lợi ích to lớn bao gồm cải thiện chức năng bộ não.
Các nhà nghiên cứu cho rằng các thể loại âm nhạc khác cũng có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe tâm thần, song các bản sonata của Mozart có cấu trúc, nhịp điệu đặc biệt hơn và thích hợp áp dụng điều trị chứng động kinh.
Bằng chứng là một số thử nghiệm nhỏ được tiến hành với nhạc pop cổ điển và những sáng tác của nhà soạn nhạc thuộc trường phái âm nhạc tối giản Phillip Glass cho thấy, hai thể loại âm nhạc này không có tác dụng với bệnh nhân động kinh như nhạc Mozart.
Trang Dung (Nguồn Medical Technology)