Bài toán khó trong phòng chống dịch bệnh ở Đồng Nai

Bài toán khó trong phòng chống dịch bệnh ở Đồng Nai

Nguyễn Thị Nhâm

Nguyễn Thị Nhâm

Thứ 5, 04/04/2019 10:51

Ngành y tế mong muốn các đơn vị chức năng khác, người dân, doanh nghiệp,… cùng chung tay phối hợp trong công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Thời điểm này, tại Đồng Nai tình hình dịch bệnh, nhất là dịch sốt xuất huyết đang diễn biến khá phức tạp khiến cho ngành y tế phải liên tục chủ động phòng chống dịch. Tuy nhiên, trên thực tế dường như ngành y tế lại đang “đơn độc” khi chống dịch. Bởi, rất nhiều người dân, đơn vị chức năng, ngành chức năng khác,… vẫn đang lơ là, chưa quan tâm đến việc chủ động phòng chống dịch bệnh.

Sức khỏe - Bài toán khó trong phòng chống dịch bệnh ở Đồng Nai

Phun thuốc để phòng chống dịch.

Cụ thể, theo thống kê của trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, trong khoảng 3 tháng đầu năm 2019 tỉnh Đồng Nai ghi nhận có hơn 2.000 ca mắc sốt xuất huyết nặng phải nhập viện điều trị. Bên cạnh đó, cũng có gần 500 ca mắc sốt xuất huyết nhưng ở mức nhẹ hơn nên điều trị ngoại trú. Như vậy số lượng người bị sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Ngoài sốt xuất huyết ra thì thời điểm này bệnh tay chân miệng, sởi vẫn tiếp tục có chiều hướng gia tăng. Chỉ 1 tuần cuối tháng 3, toàn tỉnh Đồng Nai ghi nhận gần 80 ca mắc sởi, tăng gần 37% so với tuần trước đó. Các địa phương mắc sởi chủ yếu là ở TP.Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch và đây là khu tập trung đông người lao động.

Trả lời báo chí, ông Phan Văn Phúc, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết, thời điểm này tình hình dịch bệnh tăng cao, nhất là bệnh sốt xuất huyết. Nguyên do dịch sốt xuất huyết tăng, là vì các vật dụng chứa nước của người dân để lâu ngày, không xử lý nên tạo điều kiện cho mầm mống bệnh gia tăng.

Để đối phó với dịch bệnh, ngành y tế Đồng Nai đã thực hiện nhiều giải pháp để chủ động phòng chống dịch bệnh, như đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, giám sát côn trùng liên tục trên toàn tỉnh.

Ngay sau khi phát hiện ca bệnh sốt xuất huyết ở khu vực nào thì nhanh chóng cho cán bộ chuyên môn đi điều tra ca bệnh, phun thuốc khử trùng và dập tắt các ổ dịch. Ngành y tế đẩy mạnh truyền thông, tập trung vào các đối tượng cụ thể là công nhân trong các khu công nghiệp, chủ các doanh nghiệp trên địa bàn. Nhưng dù đã “gồng mình” chống chọi với dịch bệnh, ngành y tế cũng khá đơn độc trong việc chủ động phòng chống dịch bệnh tại cơ sở, đặc biệt là trong các khu công nghiệp. “Chúng tôi đã gửi các văn bản hướng dẫn và đề nghị hợp tác trong việc chủ động phòng chống dịch bệnh như dọn vệ sinh, phun xịt hóa chất trong các khu công nghiệp nhưng vẫn không nhận được phản hồi từ các khu công nghiệp”, đại diện trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết.

Ông Huỳnh Cao Hải, Phó Giám đốc sở Y tế Đồng Nai cho biết, trước tình hình dịch bệnh gia tăng và có chiều hướng phức tạp, sở Y tế đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh Đồng Nai để có chỉ đạo riêng cho ban Quản lý các khu công nghiệp. Ban Quản lý các khu công nghiệp sẽ gửi văn bản trao đổi với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về công tác phối hợp, chủ động phòng chống các loại dịch bệnh. Hiện tại, ở Đồng Nai đang lưu hành 3 tuýp virus Dengue gây bệnh là D1, D2, và D4. Vì vậy một người từng mắc sốt xuất huyết sẽ miễn dịch với một tuýp virus, nhưng do cơ thể không có miễn dịch chéo nên mỗi người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần do tuýp virus đó hoặc do tuýp virus khác gây ra.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.