Vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm, ở nhiều nơi trên đất nước ta, người dân có tập quán ăn Tết Hàn thực. Theo nghĩa chữ Hán "Hàn" là lạnh, "thực " là ăn; "Tết Hàn thực" là tết ăn đồ lạnh. Tương truyền phong tục này có nguồn gốc từ Trung Quốc theo một câu chuyện ly kỳ truyền tụng nhiều đời.
Điển tích của người Trung Quốc nhằm tưởng nhớ ông Giới Tử Thôi nhưng khi du nhập sang Việt Nam thì dân ta đã biến ngày Tết này thành một dịp để tưởng nhớ gia tiên, tiền tổ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
Hình ảnh bánh trôi bánh chay biểu tượng của ngày tết Hàn thực
Tùy vào phong tục tập quán, văn hóa của từng vùng miền mà cách bài trí mâm lễ khác nhau. Nhưng tựu chung lại vào ngày này, mâm cúng của người Việt chắc chắn phải có những lễ vật sau:
- Hương
- Hoa
- Trầu cau
- Bánh trôi, bánh chay
- Nến, đèn
Văn khấn tết Hàn thực
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần. Con kính lạy ngài bản cảnh thành hoàng, ngài bản xứ thổ địa, ngài bản gia táo quân cùng chư vị tôn thần.
Hình ảnh trang nghiêm của con cháu khi thắp nén nhang tưởng nhớ tổ tiên (Ảnh: Internet).
Con kính lạy cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ chúng con là…
Ngụ tại…
Hôm nay là ngày…. (đọc ngày theo âm lịch) gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị tôn thần, nhớ đức c