Sam Bankman-Fried (thường được gọi là SBF), cựu Giám đốc điều hành của sàn giao dịch tiền điện tử FTX, đã bị cơ quan thực thi pháp luật Bahamas bắt giữ vào tối 12/12 (sáng 13/12 theo giờ Việt Nam).
“SBF bị bắt sau khi chúng tôi nhận được thông báo chính thức từ Mỹ rằng họ đã đệ đơn tố cáo hình sự và có khả năng sẽ yêu cầu dẫn độ ông ta”, chính phủ Bahamas cho biết trong một tuyên bố vào tối 12/12.
Trên Twitter, Luật sư của tại Tòa án Southern District of New York (SDNY) Damian Williams cũng tuyên bố rằng SBF đã bị bắt giữ theo yêu cầu của chính phủ Mỹ sau khi SDNY đệ trình một bản cáo trạng kín.
“Trong khi Mỹ đang theo đuổi các cáo buộc hình sự đối với riêng SBF, thì Bahamas sẽ tiếp tục các cuộc điều tra hình sự và pháp lý của riêng mình về sự sụp đổ của FTX, với sự hợp tác liên tục của các đối tác thực thi pháp luật và cơ quan quản lý ở Mỹ và các nơi khác”, Thủ tướng Bahamas Philip Davies cho biết trong một tuyên bố hôm 12/12.
Trước khi vụ bắt giữ được công bố, SBF dự kiến sẽ làm chứng trên mạng trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện vào ngày 13/12. Ngày 11/11, FTX đã nộp đơn xin phá sản và Bankman-Fried thôi giữ vai trò Giám đốc điều hành của tập đoàn này.
Sự sụp đổ của FTX diễn ra chóng vánh sau khi báo cáo từ CoinDesk cho thấy quỹ phòng hộ Alameda Research của Bankman-Fried đã sử dụng vị các đồng tiền FTT tự phát hành làm tài sản thế chấp cho các khoản vay tiền điện tử trị giá hàng tỷ USD.
Thông tin này khiến sàn giao dịch đối thủ Binance tuyên bố sẽ bán cổ phần của mình trong FTT, gây ra một đợt rút tiền lớn khỏi sàn FTX. Công ty buộc phải đóng băng tài sản và tuyên bố phá sản vài ngày sau đó.
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ cho biết, họ sẽ công bố các cáo buộc đối với cựu Giám đốc điều hành FTX vào ngày 13/12. Các cáo buộc bao gồm lừa đảo qua đường dây, âm mưu lừa đảo qua đường dây, gian lận chứng khoán, âm mưu lừa đảo chứng khoán và rửa tiền, tờ Thời báo New York.
Các chuyên gia pháp lý cho biết, nếu chính phủ liên bang theo đuổi các cáo buộc gian lận ngân hàng hoặc chuyển khoản ngân hàng, Bankman-Fried có thể phải đối mặt với án tù chung thân mà không có khả năng được phóng thích có giám sát.
Hình phạt nghiêm khắc này hiếm khi xảy ra, nhưng không phải là chưa có tiền lệ. Trước đó, Bernie Madoff đã bị kết án 150 năm tù giam vào năm 2009 do chủ mưu vụ lừa đảo tài chính lớn nhất lịch sử nước Mỹ. Tương tự, vụ phá sản của FTX đã gây ra sự sụp đổ của nền tảng cho vay BlockFi và khiến toàn bộ thị trường tiền số rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Nguyễn Tuyết (Theo CNBC, Fortune, Coinpage)