Bí quyết giúp tỷ phú Jeff Bezos tạo ra khối tài sản hơn 200 tỷ USD
Từ tháng 7/2021, tỷ phú Jeff Bezos đã rời khỏi vị trí Giám đốc điều hành của Amazon. Đáng chú ý, giá trị tài sản của Jeff Bezos đã tăng lên một cách nhanh chóng trong giai đoạn này. Thậm chí, vị tỷ phú đã gia tăng tài sản tới hơn 70 tỷ USD chỉ trong khoảng 1 năm.
Kể từ khi đặt nền móng đầu tiên cho Amazon vào năm 1994, tỷ phú Jeff Bezos đã biến công ty này trở thành hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới về doanh thu, đồng thời mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác từ điện toán đám mây cho tới giải trí. Theo bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg, Jeff Bezos hiện có khối tài sản lên tới 209 tỷ USD, là người giàu thứ 2 trên thế giới.
Ngoài việc đầu tư thời gian, tiền bạc và kiến thức vào Amazon để tạo ra hãng bán lẻ thương mại điện tử lớn nhất thế giới, tỷ phú Jeff Bezos còn nắm giữ một danh mục đầu tư đa dạng. Các khoản đầu tư mà ông lựa chọn, được công bố tại BezosExpeditions, cho thấy hàng chục khoản đầu tư mà tỷ phú Jeff Bezos đã góp dưới dạng vốn mồi/vốn hạt giống hoặc vốn đầu tư mạo hiểm.
Trong khi cổ phiếu là một cách dễ dàng để bắt đầu đầu tư, đặc biệt là khi nhiều ứng dụng hiện nay cho phép đầu tư cổ phiếu lẻ, đầu tư vào các công ty một cách có chọn lọc có thể tạo ra của cải thực sự.
Danh mục đầu tư của tỷ phú Jeff Bezos thiên nhiều về công nghệ trực tuyến hoặc công nghệ cao, từ nền tảng truyền thông xã hội Nextdoor đến ứng dụng gọi xe Uber. Ông nắm giữ cổ phần trong nhiều trang web và thị trường trực tuyến. Nếu có một điều Jeff Bezos thành thạo thì đó chắc chắn là cách xây dựng một trang web thành công.
Tương tự như triết lý đầu tư của một tỷ phú nổi tiếng khác là Warren Buffet, Jeff Bezos đầu tư vào các công ty mà ông có thể dễ dàng hiểu được, chứ không chỉ đơn thuần chạy theo xu hướng.
Theo báo cáo từ Inc, từ đầu năm 2023 đến đầu năm 2024, Jeff Bezos đã tăng giá trị tài sản ròng của mình thêm khoảng 70 tỷ USD. Theo chuyên gia viết bài nổi tiếng Jeff Haden, Jeff Bezos không kiếm được khoản tiền lớn như vậy chủ yếu thông qua quá trình xây dựng và bán các công ty thành công, hoặc đầu tư vào các công ty khác mà ông tin tưởng.
Jeff Haden tiết lộ, phân tích về một số cá nhân giàu có nhất trong những thập kỷ gần đây cho thấy, 65,2% giá trị tài sản đến từ việc bán tài sản vốn.
Những cá nhân có thu nhập trung bình có rất nhiều cơ hội để trở thành chủ sở hữu bằng cách đầu tư vào bất động sản cho thuê, xây dựng và bán các khóa học để có thu nhập thụ động hoặc bắt đầu một công việc tay trái. Việc có nhiều nguồn thu nhập không chỉ giúp đối phó với nguy cơ mất việc làm hoặc suy thoái kinh tế, mà còn cung cấp nhiều cơ hội hơn để gia tăng của cải.
"Bàn cánh cửa" trở thành biểu tượng của văn hóa của Amazon
Trong bức hình, tỷ phú Jeff Bezos ngồi làm bên chiếc bàn tự chế đã 30 năm với những chi tiết chắp vá. Loại bàn này còn được gọi là "bàn cánh cửa", do mặt bàn vốn là một tấm gỗ được thiết kế để làm cánh cửa, nhưng gắn thêm chân cho công dụng mới.
Tỷ phú Jeff Bezos sử dụng chiếc bàn làm bằng cánh cửa từ thời sáng lập Amazon, dù hiện là một trong những người giàu nhất thế giới.
Hình ảnh Bezos dùng chiếc bàn cũ được vị hôn thê của ông, Lauren Sanchez, đăng trên trang Instagram cá nhân hôm 29/1. Sanchez cho biết cô chụp khi vô tình bước vào phòng và thấy nhà sáng lập Amazon đang làm việc.
"Tôi rất vui vì anh ấy vẫn đang làm trên một trong những chiếc bàn có từ những ngày đầu", Sanchez viết, kèm hình ảnh Jeff Bezos trong giai đoạn đầu tạo nên Amazon để so sánh.
Theo Insider, "bàn cánh cửa" đã trở thành biểu tượng cho văn hóa của Amazon, nhấn mạnh sự tiết kiệm là cốt lõi. Dù đã trở thành một trong những công ty giá trị nhất hành tinh, phiên bản hiện đại của loại bàn này vẫn hiện diện trên khắp các văn phòng công ty. Amazon thậm chí đăng các video hướng dẫn cách làm để nhân viên có thể tự thiết kế.
Trang này cũng dẫn lời Marc Randolph, một doanh nhân từng trò chuyện với Bezos, rằng việc dùng bàn tự chế là một "thông điệp có chủ ý". "Đó là cách để thể hiện họ sẽ không chi tiền cho những thứ không ảnh hưởng tới khách hàng của mình", Randolph nói.
KHÁNH LINH (t/h)