Cân nhắc tổ hợp môn học lớp 10
Theo Đại Đoàn Kết, sau khi trải qua kỳ thi căng thẳng vào lớp 10, học sinh và phụ huynh lại bắt đầu với một bài toán mới, đó là chọn tổ hợp nào trong số những lựa chọn nhà trường đưa ra?
Năm học 2024 - 2025 là năm thứ ba học sinh (HS) lớp 10 học chương trình GDPT 2018. Ngoài các môn học bắt buộc, các em được tự chọn một tổ hợp môn do nhà trường xây dựng. Tuy nhiên, việc HS lựa chọn như thế nào để phù hợp với khả năng, sở thích và định hướng nghề nghiệp sau này khiến nhiều HS lúng túng.
Bà Nguyễn Bội Quỳnh - Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức cho rằng, tâm lý phân vân, lúng túng của phụ huynh là dễ hiểu. Ở cấp THCS, không nhiều HS có định hướng về ngành, nghề. Phụ huynh và HS chỉ tập trung vào mục tiêu cao nhất là thi đỗ lớp 10. Chưa kể, chương trình GDPT 2018 mới triển khai được 2 năm, định hướng thi tốt nghiệp THPT 2025 cũng mới được Bộ GDĐT công bố cuối năm ngoái. Ngoài ra, các nhà trường cũng truyền thông chưa đồng đều. Thế nên, khi nhập học, phụ huynh và HS mới lần đầu biết đến các tổ hợp sẽ bối rối khi lựa chọn.
Vì vậy, HS cần cân nhắc kỹ về tổ hợp lựa chọn để không bị giới hạn khi xét tuyển đại học sau này. Chẳng hạn, với những HS dự định xét tuyển đại học bằng khối D01 là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, một số em có tư tưởng chọn tổ hợp gồm Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ, Âm nhạc/Mỹ thuật để học nhẹ nhàng. Tuy nhiên, một số giáo viên cho rằng, nếu các em chọn tổ hợp có môn Lý hoặc Hóa thì sau này sẽ có thêm nhiều lựa chọn với các tổ hợp Toán, Hóa, Anh hoặc Toán, Lý, Anh để vào đại học.
Bên cạnh đó, 8 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, Hoạt động trải nghiệm - Hướng nghiệp, Nội dung giáo dục địa phương được nhiều người quan niệm là môn chính, trong khi các môn tự chọn là môn phụ. Điều này không đúng vì theo quy định tại Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, tất cả các môn đều được tính điểm như nhau, không phân biệt môn chính, môn phụ. HS muốn được xếp học lực Giỏi phải đạt điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của một trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ phải đạt từ 8,0 trở lên.
Mặc dù theo hướng dẫn của Bộ, nếu HS có nhu cầu, trường vẫn cho các em đổi tổ hợp nhưng sẽ là vào cuối năm học. Việc này có những rủi ro nhất định do các em học môn đó chậm hơn các bạn khác, áp lực cũng tăng lên nên cần cân nhắc nguyện vọng xét tuyển đại học ngay từ khi vào lớp 10 để không mắc sai lầm trong lựa chọn tổ hợp theo học suốt 3 năm cấp 3.
Một lưu ý với HS và gia đình đó là, phương án thi tốt nghiệp chỉ có 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn cùng 2 môn tự chọn từ năm 2025. Dù Bộ GDĐT cho biết, HS có thể chỉ cần học môn đó trong năm lớp 12 là có thể đăng ký thi môn tự chọn này, nhưng trong một cuộc đua mang tính cạnh tranh lớn, việc khởi động muộn hơn các thí sinh khác 2 năm rõ ràng là một bất lợi cho các em.
Tuy nhiên, việc các trường đại học chưa công bố phương án xét tuyển vào đại học từ năm 2025 trở đi đang gây lúng túng cho các thí sinh trong việc lựa chọn tổ hợp. Do thay đổi phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều trường đại học cho biết sẽ phải tính toán lại về tổ hợp xét tuyển, bởi số lượng thí sinh chọn theo tổ hợp tự nhiên truyền thống như A00, B00 có thể giảm. Vì vậy, mong muốn của thí sinh và gia đình đó là các trường đại học sớm có nghiên cứu và công bố đề án tuyển sinh để căn cứ vào đó, HS lựa chọn môn học tự chọn sát nhất với định hướng sau này.
Phụ huynh "ngã ngửa" khi bác sĩ gắp ra khỏi mũi bé một viên pin
Mới đây, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi tiếp nhận bệnh nhi P.M.Đ 2 tuổi, ở huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi vào thăm khám trong tình trạng ngạt mũi, chảy nước mũi, khó thở, quấy khóc nhiều.
Theo lời kể của gia đình, cháu bé đau, khó chịu, quấy khóc 2 ngày qua nhưng gia đình chỉ nghĩ đơn giản là con bị đau mũi họng nên đưa vào bệnh viện để thăm khám.
Qua khám nội soi, bác sĩ phát hiện mũi phải bệnh nhi có dị vật hình trụ tròn, nghi ngờ là viên pin điện tử đồng hồ đeo tay. Sau đó, các bác sĩ đã tiến hành nội soi lấy dị vật nghi viên pin điện tử ra khỏi mũi của bệnh nhi, đồng thời xử lý sạch mô hoại tử, bơm rửa mũi.
Trao đổi với Sức khỏe & Đời sống Bác sĩ Trần Thị Kim Tuyến, Liên chuyên khoa Răng Hàm Mặt - Mắt - Tai Mũi Họng, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi, khuyến cáo phụ huynh tránh cho trẻ tiếp xúc với các vật nhỏ, nhọn như tăm xỉa răng, pin và các đồ chơi có thể tháo rời... Trong trường hợp nghi ngờ trẻ có dị vật trong mũi thì nên đưa đến bệnh viện chuyên khoa để được xử trí kịp thời.
Phòng bệnh bạch hầu bằng vắc-xin
Tại bản Phà Khảo, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An vừa ghi nhận 1 ca tử vong do mắc bệnh bạch hầu; đây là ca bệnh đầu tiên tại địa phương này trong nhiều năm trở lại đây.
Cho đến thời điểm hiện nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An đã xác định được 119 người có tiếp xúc với bệnh nhân từ lúc khởi phát đến lúc tử vong.
Trước tình hình đã có các ca bệnh bạch hầu lây lan trong cộng đồng sau một thời gian không ghi nhận các ổ dịch khiến người dân lo lắng về nguy cơ lây lan của bệnh bạch hầu, một bệnh khó phát hiện, dễ gây tử vong.
Theo Đầu Tư trước đó, cuối năm 2023, tại các tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Thái Nguyên cũng đã ghi nhận các ổ dịch bạch hầu tái xuất hiện với hàng chục ca mắc.
Lý giải về việc gần đây Việt Nam lẻ tẻ ghi nhận các ổ dịch bạch hầu sau thời gian dài ít xuất hiện, các chuyên gia cho rằng, bệnh bạch hầu vẫn có mầm bệnh trong cộng đồng, nhưng do những năm trước kia, tỉ lệ tiêm chủng phòng bệnh cao, kể cả khu vực miền núi.
Tuy nhiên, mấy năm gần đây, nhất là giai đoạn dịch Covid-19, giai đoạn thiếu hụt vắc-xin phòng bệnh khiến tỉ lệ giảm xuống, người dân cũng không đi tiêm chủng được trong giai đoạn dịch bệnh.
Đặc biệt, gần đây, nhiều gia đình cũng lơ là việc tiêm chủng cho trẻ, thậm chí có những xu hướng không tiêm chủng cho trẻ; vì vậy mầm bệnh lây ra sẽ dễ bùng phát. Vì vậy đã có những ổ dịch xảy ra như vừa qua, rải rác tại các địa phương.
Về việc các ổ dịch bạch hầu gần đây thường xuất hiện ở khu vực miền núi các cho rằng, khu vực miền núi thường có tỉ lệ tiêm vắc-xin thấp, nhất là những khu vực vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn.
Thậm chí dây chuyền lạnh bảo quản vắc-xin đưa đến tận nơi cũng khó khăn; trong khi đó, người dân đi làm trong rẫy, trong núi cũng khó tiếp cận với y tế, không bao phủ được tiêm chủng ở các khu vực này nên bệnh dễ bùng phát.
Với bệnh bạch hầu có thể dự phòng bằng vắc-xin, bảo vệ tránh lây nhiễm bằng việc cách ly cá nhân, tăng cường tiêm chủng vắc-xin.
Trước tình hình các ổ dịch bạch hầu xuất hiện lẻ tẻ như hiện nay, các địa phương cần nâng cao tỉ lệ tiêm chủng, hỗ trợ hệ thống y tế dự phòng ở những nơi đã ghi nhận ca bệnh để lấp khoảng trống tiêm chủng. Vì có thể trước đó tỉ lệ tiêm chủng đã cao nhưng một thời gian dài sau hàng rào miễn dịch có thể giảm hiệu lực bảo vệ.
Chủ yếu vẫn là trẻ em được tiêm chủng được tốt, đảm bảo miễn dịch thì dịch sẽ khó bùng phát lại. Về việc người dân có nên đi tiêm vắc-xin phòng bệnh khi xuất hiện các ổ dịch bạch hầu hay không theo chuyên gia, ở những nơi xuất hiện dịch thì có thể tiêm phòng cho trẻ; hoặc trong gia đình những người có ca mắc bệnh.
Với trẻ em, cần được tiêm chủng đầy đủ vắc - xin (Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván, DPT) theo chương trình tiêm chủng. Người lớn nên tiêm nhắc lại vắc-xin bạch hầu mỗi 10 năm để củng cố khả năng miễn dịch của cơ thể.
Tại Việt Nam, nhờ có chiến lược tiêm chủng vắc-xin Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván (DPT) trong chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 1981 mà tỉ lệ nhiễm bạch hầu giảm mạnh vào những năm 2010.
Vắc-xin phòng bạch hầu được khuyến cáo tiêm ngừa cho tất cả trẻ nhỏ, 3 liều lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi và nhắc lại lần 1 vào lúc 18 tháng tuổi. Trẻ từ 4-6 tuổi có thể nhắc lại vắc-xin 4 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt.
Đối với trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước khi mang thai hoặc đang mang thai ở tuần thứ 27 đến dưới đến dưới 35 tuần thai có thể nhắc lại vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, sau đó có thể nhắc mỗi 10 năm/lần để duy trì kháng thể bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn bạch hầu lâu dài.
Trẻ em cũng như người lớn được tiêm vắc-xin đầy đủ theo đúng liệu trình tiêm chủng khuyến cáo có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh bạch hầu.
Nghĩa là người đã tiêm vắc-xin bạch hầu sẽ không có nguy cơ mắc bệnh này. Người lớn chỉ cần tiêm một mũi, nếu có điều kiện thì tiêm nhắc lại, để tăng miễn dịch kháng thể.
Bệnh bạch hầu thuộc nhóm B (là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và tử vong) trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có tính chất gây dịch, chủ yếu lây truyền theo đường hô hấp, do trực khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae) gây nên.
Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với giọt bắn của người nhiễm bệnh lúc ho, hắt hơi. Ngoài ra, bệnh có thể lây qua con đường gián tiếp khi tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm dịch mũi hầu từ người bệnh. Bệnh cũng có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với vùng da tổn thương do bạch hầu.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 70% là ở trẻ dưới 15 tuổi và chưa tiêm vắc-xin. Ngay cả khi được điều trị, tỉ lệ tử vong của bệnh cũng lên tới 5-10%.
Bệnh bạch hầu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gọi là bạch hầu ác tính, nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng thường gặp nhất là biến chứng tim (thường là viêm cơ tim và rối loạn dẫn truyền trong tim) và thần kinh, gây liệt. Ngoài ra có thể gặp biến chứng trên thận, gan, tuyến thượng thận…
Thể bệnh hay gặp nhất của bệnh bạch hầu là ở đường hô hấp (mũi, họng, thanh quản, khí phế quản), trong đó 70% là bạch hầu họng. Ngoài ra, các vị trí khác có thể nhiễm bệnh như bạch hầu da, bạch hầu mắt.
Với thể bạch hầu họng, sau thời gian ủ bệnh từ 2-5 ngày, bệnh nhân bắt đầu có các triệu chứng như sốt nhẹ 37,5-38 độ C, đau họng, khó chịu, sổ mũi có thể lẫn máu. Khám họng có thể thấy họng hơi đỏ, amydan có điểm trắng mờ; sờ thấy hạch cổ nhỏ, di động, không đau.
Sau khoảng 3 ngày, bệnh bước vào giai đoạn toàn phát với các triệu chứng điển hình nhất: Sốt tăng 38-38,5 độ C, nuốt đau, da xanh tái, mệt nhiều, sổ mũi nhiều, nước mũi trắng hoặc lẫn mủ; khám họng thấy giả mạc lan tràn ở một bên hoặc 2 bên amydan, có thể lan trùm cả lưỡi gà và màn hầu; hạch vùng cổ sưng đau, phù nề, khi có dấu hiệu cổ bạnh (bull neck) là dấu hiệu nặng.
Giả mạc lan rộng có thể gây thở rít, tắc nghẽn đường thở và suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, giả mạc hết nhanh (1-3 ngày), bệnh nhân hết sốt và hồi phục dần sau 2-3 tuần.
Bệnh bạch hầu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gọi là bạch hầu ác tính, nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng thường gặp nhất là biến chứng tim (thường là viêm cơ tim và rối loạn dẫn truyền trong tim) và thần kinh (gây liệt). Ngoài ra có thể gặp biến chứng trên thận, gan, tuyến thượng thận.
Bệnh bạch hầu cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh gây biến chứng và dẫn đến tử vong. Liệu pháp điều trị chính của bệnh bạch hầu là huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (SAD), cần được sử dụng càng sớm càng tốt để trung hòa độc tố bạch hầu còn lưu hành trong máu (hiệu quả nhất là trong vòng 48 giờ đầu).
Bên cạnh đó, kháng sinh (thường là Penicillin và Erythromycin) cũng được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển và sinh độc tố của vi khuẩn và làm giảm sự lây nhiễm bệnh.
Các biện pháp điều trị phối hợp khác cũng được sử dụng như corticosteroid, quản lý đường thở, quản lý tim mạch và chế độ dinh dưỡng.
Tất cả người bệnh nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly, theo dõi, chẩn đoán và điều trị. Nhà ở của người bệnh, dụng cụ trong phòng, đồ dùng, quần áo của người bệnh phải được tẩy uế và sát khuẩn. Thực hiện rửa tay đúng quy cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Để phòng bệnh, ngoài việc tiêm vắc-xin người dân cần phải đảm bảo an toàn vệ sinh trong chăn nuôi, trong giết mổ để không lây sang người; ăn chín uống chín, sử dụng gia cầm có nguồn gốc, không ăn gia cầm ốm, chết và phải rửa tay bằng xà phòng sau khi giết mổ, làm thịt gia cầm…
Ở những nơi có ca bệnh, theo bác sĩ tất cả người bệnh nghi bạch hầu cần phải được vào viện để cách ly, theo dõi, chẩn đoán và điều trị.
Nhà ở của người bệnh, dụng cụ trong phòng, đồ dùng, quần áo của người bệnh phải được tẩy uế và sát khuẩn. Thực hiện rửa tay đúng quy cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Với người tiếp xúc với bệnh nhân bạch hầu cần được sử dụng kháng sinh dự phòng.
Trúc Chi (t/h)