Nhiều trường đại học chốt bỏ xét học bạ từ 2025

Ảnh minh họa.
Năm 2025, nhiều trường đại học lớn thông báo bỏ phương án xét tuyển bằng kết quả học tập (học bạ) bậc THPT.
Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM thông báo không dùng điểm học bạ trong các phương thức xét tuyển từ năm 2025. Thay vào đó, trường sử dụng các phương thức xét tuyển: xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT (10% chỉ tiêu); ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh lớp chuyên (10-20% chỉ tiêu); xét tuyển dựa trên kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt, dự kiến áp dụng cho khoảng hơn 30 ngành (40-50% chỉ tiêu mỗi ngành).
Theo VTC News, từ năm 2025, Đại học Quốc gia Tp.HCM cũng xác định giảm còn 3 phương thức tuyển sinh đại học, gồm: xét tuyển thẳng, xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Tp.HCM tổ chức, xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT.
Dự kiến năm sau, Đại học Bách khoa Hà Nội giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh gồm: xét tuyển tài năng, xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy và xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, không xét tuyển riêng bằng kết quả học bạ.
Kể từ năm 2022 trở về trước, Đại học Bách khoa Hà Nội dùng điểm học bạ là điều kiện khi xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và đánh giá tư duy. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, nhà trường cũng đã bỏ yêu cầu này.
Đại học Kinh tế Quốc dân cũng bỏ phương thức xét tuyển bằng học bạ. Lý do nhà trường đưa ra là bởi qua nhiều năm, trường nhận thấy hầu hết học sinh giỏi ở các trường chuyên đều có đủ điều kiện xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế hoặc điểm thi riêng. Vì vậy, bỏ xét học bạ sẽ làm giảm tỉ lệ ảo, vì một thí sinh có thể dùng nhiều phương thức.
Trường Đại học Y Hà Nội, trường Đại học Luật Tp.HCM cũng không xét tuyển bằng học bạ bởi lo ngại thiếu công bằng cho các thí sinh (vì quy chuẩn thi và tính điểm ở mỗi trường THPT là khác nhau).
Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM dự kiến bỏ phương án xét tuyển học bạ 3 học kỳ, giữ phương thức xét tuyển học bạ theo tổ hợp 3 môn năm lớp 12. Theo đại diện trường, lý do điều chỉnh nhằm đảm bảo quy định trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh đại học mà Bộ GD&ĐT vừa công bố.
Dân số Việt Nam chịu ảnh hưởng vì mức sinh ngày càng xuống thấp
Sáng 10/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về dân số và kỷ niệm Ngày dân số Việt Nam (26/12) với chủ đề "Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc".
Phát biểu tại Lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, năm 2024 là năm thứ năm thực hiện Chiến lược Dân số Việt nam đến năm 2030, công tác dân số hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Theo Thứ trưởng, nhiều vấn đề dân số thực tiễn phát sinh đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống, xã hội và sự phát triển bền vững của Việt Nam trong hiện tại và tương lai như: Việc duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc chưa thật sự bền vững, xuất hiện xu thế mức sinh xuống thấp (năm 2023 ước tính là 1,96 con/phụ nữ, thấp nhất trong lịch sử và dự báo tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo).
Cần cơ chế vượt trội, quan tâm đời sống cán bộ sau sắp xếp, tinh gọn
Ngày 10/12, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 40, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo Công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 10 và tháng 11 năm 2024.
Trình bày báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 10 và tháng 11/2024, ông Hoàng Anh Công - Phó trưởng Ban Dân nguyện - cho biết, cử tri và nhân dân tin tưởng với sự lãnh đạo của Đảng, đánh giá cao chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là đòi hỏi rất cấp thiết của tình hình thực tiễn.
"Cử tri và nhân dân kỳ vọng việc thực hiện chủ trương trên sẽ tạo sinh lực mới cho nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, tạo đòn bẩy để bứt phá, hoàn thành toàn bộ các mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra", ông Công nói.
Trúc Chi (t/h)