Việt Nam có nhiều thư viện công nhất Đông Nam Á
Tri Thức dẫn nguồn Seasia Stats, Việt Nam có 6.991 thư viện công cộng, là con số lớn nhất ghi nhận tại khu vực Đông Nam Á. Theo số liệu năm 2021 từ Online Computer Library Center (OCLC - Trung tâm Thư viện Máy tính Trực tuyến), Việt Nam có số lượng thư viện công cộng cao nhất Đông Nam Á với tổng số 6.991 thư viện công cộng trên khắp cả nước. Thái Lan đứng thứ hai với 2.116 thư viện và Malaysia đứng thứ ba với 1.392 thư viện.
Nếu xét trên đầu người, Việt Nam cũng đứng đầu trong tỉ lệ thư viện với số lượng một thư viện cho mỗi 14.800 dân. Theo sau là Campuchia với một thư viện cho mỗi 15.700 dân và Malaysia với một thư viện cho mỗi 24.000 dân.
Myanmar với hơn 55 triệu dân lại chỉ có một thư viện, là do hệ thống thư viện tại nước này không còn được coi trọng ở cuối thế kỷ 20. Các thư viện được mở lại một cách gượng ép, chú trọng số lượng hơn số lượng trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 không duy trì được lâu. Hiện nhiều cá nhân, tổ chức tại đất nước này đang nỗ lực khôi phục lại hệ thống thư viện công, theo Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội và Tổ chức Thư viện IFLA.
Những số liệu trong biểu đồ trên chỉ bao gồm các thư viện công cộng và không bao gồm các thư viện học thuật và các loại thư viện khác. Thư viện công cộng là phần không thể thiếu trong xã hội ở hầu hết quốc gia trên thế giới. Các thư viện này cho phép người dùng truy cập vào bộ sưu tập sách và tạp chí khác nhau và đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí.
Ngoài vai trò là nơi dành cho sinh viên và chuyên gia học tập và làm việc, thư viện công cộng còn tổ chức các hoạt động giàu giá trị như câu lạc bộ sách nhằm nâng cao sự quan tâm của công chúng đối với văn học và tổ chức các chương trình giáo dục.
Giá xăng điều chỉnh nhẹ, giá dầu tăng mạnh
Trong kỳ điều chỉnh này, cơ quan điều hành quyết định không trích lập Quỹ Bình ổn (BOG) giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu mazut và dầu diezel. Đồng thời, không chỉ sử dụng Quỹ BOG xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diezel, dầu hỏa, dầu mazut.
Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu như tại Mục 1 nêu trên, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
Xăng E5RON92 không cao hơn 23.848 đồng/lít (giảm 68 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 973 đồng/lít.
Xăng RON95-III không cao hơn 24.821 đồng/lít (tăng 20 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).
Dầu diezel 0.05S: không cao hơn 21.610 đồng/lít (tăng 622 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).
Dầu hỏa không cao hơn 21.594 đồng/lít (tăng 579 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).
Dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 17.008 đồng/kg (giảm 288 đồng/kg so với giá cơ sở hiện hành).
Theo liên Bộ Công Thương - Tài chính, thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 4 - 10/4) chịu ảnh hưởng của các yếu tố, như căng thẳng tại khu vực Trung Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, việc gia hạn chính sách cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô của OPEC+, xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina vẫn tiếp diễn… Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua diễn biến tăng, giảm đan xen tùy từng mặt hàng nhưng xu hướng chung là tăng.
Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 4 - 11/4 là: 102,143 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (tăng 0,013 USD/thùng, tương đương tăng 0,01%); 106,520 USD/thùng xăng RON95 (tăng 0,230 USD/thùng, tương đương tăng 0,22%); 106,833 USD/thùng dầu hỏa (tăng 4,068 USD/thùng, tương đương tăng 3,96%); 107,468 USD/thùng dầu điêzen 0,05S (tăng 3,573 USD/thùng, tương đương tăng 3,44%); 503,588 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (tăng 8,728 USD/tấn, tương đương tăng 1,76%).
Bố mẹ tự ý cho con dừng thuốc khi đang điều trị bệnh, bé 5 tuổi nguy kịch
Theo VTC News bé T.A (5 tuổi, ở Nghệ An) mắc hội chứng thận hư kháng steroid, bắt đầu điều trị từ tháng 1/2023 tại khoa Thận và Lọc máu – Bệnh viện Nhi Trung ương. Cuối tháng 1/2024, trẻ vào viện trong bệnh cảnh huyết khối tĩnh mạch chủ dưới, được theo dõi, điều trị tại khoa Thận và Lọc máu và khoa Huyết học.
Trẻ được kiểm soát, sử dụng thuốc đều đặn theo phác đồ, tình trạng cải thiện.
Tuy nhiên, do gia đình nhận thấy huyết khối không còn đáng ngại, nên tự ý ngừng sử dụng thuốc chống đông. Sau 2 tuần, trẻ xuất hiện triệu chứng sưng đau, phù 2 chân, đặc biệt ở chân bên phải.
Ngày 20/3, gia đình đưa T.A vào bệnh viện địa phương thăm khám, sau đó chuyển Bệnh viện Nhi Trung ương ngay trong đêm.
Khi nhập viện, trẻ được làm các xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, kết quả xác định trẻ có huyết khối lớn, liên tục từ tĩnh mạch đùi, chậu 2 bên lan đến tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch thận, nguy cơ gây tắc mạch máu phổi và mạch máu não, đe dọa tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.
TS.BS Cao Việt Tùng - Phó Giám đốc bệnh viện đã hội chẩn cùng 4 chuyên khoa là Điện quang can thiệp, Phẫu thuật mạch máu, Ngoại tổng hợp, Thận và Lọc máu tìm giải pháp tối ưu, mổ cấp cứu cho trẻ.
“Bệnh nhi có huyết khối chiếm toàn bộ tĩnh mạch chủ dưới, từ tĩnh mạch đùi, chậu 2 bên lan đến cả tĩnh mạch chủ đoạn sau gan. Chỉ cần sai sót nhỏ có thể khiến huyết khối di chuyển lên buồng tim phải, gây thuyên tắc phổi, ảnh hưởng đến tính mạng, cùng với đó là nguy cơ chảy máu trong quá trình phẫu thuật khi bộc lộ các mạch máu lớn”, BS.CKII Vũ Mạnh Hoàn – Trưởng khoa Ngoại Gan – Mật – Tụy, Phó Giám đốc Trung tâm Ngoại Tổng hợp nói và cho biết, may mắn cuộc phẫu thuật diễn ra thành công.
Đánh giá siêu âm sau 8 giờ, trẻ tái thông dòng chảy tĩnh mạch thận 2 bên, tái thông tĩnh mạch chủ dưới đoạn sau gan và ngang tĩnh mạch thận, không có bằng chứng huyết khối trôi về tĩnh mạch phổi 2 bên.
Sau phẫu thuật, bệnh nhi được chuyển đến khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa. Tại đây trẻ được thở máy, duy trì chức năng sống, dùng thuốc chống đông để đảm bảo không hình thành các huyết khối mới, kiểm soát tình trạng đông máu.
Tình trạng của trẻ ổn định, hồi phục tốt nên được cai máy thở sau vài giờ và được chuyển về Khoa Thận và Lọc máu tiếp tục theo dõi điều trị ngay hôm sau.
Hiện trẻ được kết hợp điều trị nội khoa, các chỉ số ổn định, lâm sàng được cải thiện, các triệu chứng như sưng đau, phù hân thuyên giảm, bệnh nhi ăn uống bình thường sau phẫu thuật.
Trong lộ trình điều trị tiếp theo, trẻ sẽ được tiếp tục với các thuốc ức chế miễn dịch khác, đồng thời, sử dụng thuốc chống đông theo đúng phác đồ. Các bác sĩ cũng tư vấn gia đình theo dõi tình trạng phù và nguy cơ tắc mạch của trẻ, nhằm có những giải pháp thăm khám, nhập viện kịp thời.
Biến chứng của hội chứng thận hư kháng steroid khá phức tạp, bao gồm tắc mạch, tràn dịch màng phổi, màng tim, nhiễm trùng, loét dạ dày tá tràng,... Trong đó, huyết khối tĩnh mạch sâu là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất, có thể gây thuyên tắc phổi, dẫn đến đột tử ở trẻ.
Phẫu thuật lấy huyết khối tĩnh mạch là kỹ thuật chuyên sâu, có thể cứu sống tính mạng bệnh nhi trước nguy cơ đột quỵ trong gang tấc. Tuy nhiên, để điều trị thành công, cần phải phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.
Các bác sĩ khuyến cáo các bệnh nhi mắc hội chứng thận hư có hoặc không có tiền sử huyết khối nên theo dõi, tái khám định kì đúng theo lịch hẹn của bệnh viện, tuân thủ phác đồ điều trị, tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc. Nếu trẻ có các biểu hiện sưng đau, phù tím chi, khó thở, tím tái hay bất kỳ biểu hiện tái phát nào của hội chứng thận hư và huyết khối tĩnh mạch, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Trúc Chi (t/h)