Sở GD&ĐT Tp.HCM trả lời gì trước học sinh về bạo lực học đường?
Theo Người Lao Động, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Tp.HCM vừa có văn bản trả lời kiến nghị, đề xuất của đại biểu thiếu nhi tại chương trình "Lãnh đạo thành phố gặp gỡ, lắng nghe tiếng nói thiếu nhi năm 2023".
Tại chương trình "Lãnh đạo thành phố gặp gỡ, lắng nghe tiếng nói thiếu nhi năm 2023" diễn ra vào tháng 5 vừa qua, một trong những vấn đề nhận được nhiều đại biểu thiếu nhi quan tâm, đó là tình trạng bạo lực học đường.
Từ đó, các đại biểu thiếu nhi kiến nghị Sở GD&ĐT quan tâm tập huấn kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng phòng chống bạo lực học đường cho học sinh.
Sở đã xây nội dung hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 và triển khai tại 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố; thường xuyên quán triệt đến các đơn vị về công tác phòng, chống bạo lực học phòng, vi phạm pháp luật trong học sinh.
Sở GD&ĐT cũng đã tăng cường chỉ đạo các phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố thực hiện Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2020 – 2025" và công tác xây dựng văn hóa học đường. Các cơ sở giáo dục tăng cường tổ chức xây dựng văn hóa học đường cho học sinh thông các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chào cờ...
Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT cũng mong muốn mỗi học sinh tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức; cùng chung tay với nhà trường, thầy cô, bạn bè xây dựng văn hóa học đường, xây dựng tình bạn tốt đẹp, cùng nói lời hay, ý đẹp, yêu thương, đoàn kết, biết yêu thương người xung quanh, sống có văn hóa, văn minh, lịch sự khi giao tiếp với người đối diện, người xung quanh.
Cũng tại chương trình, nhiều ý kiến của học sinh phản ánh hiện nay đã ban hành sách giáo khoa mới nhưng do công nghệ thông tin chưa bảo đảm, giáo viên không thể giải đáp hết thắc mắc của học sinh nên các em khó theo kịp chương trình.
Trước vấn đề này, Sở GD&ĐT Tp.HCM cho rằng sở đã triển khai về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm học 2023-2024 từ đầu năm học mới. Qua triển khai, sở chỉ đạo các trường học xây dựng các phương án và tổ chức giảng dạy bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.
Sở GD&ĐT thành phố lưu ý các cơ sở giáo dục thường xuyên đẩy mạnh việc đổi mới sinh hoạt, họp tổ chuyên môn trong các nhà trường, thực hiện thảo luận về chuyên đề, nội dung bài học giúp giáo viên có thể thấy được những kiến thức trọng tâm cần truyền đạt đến học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của từng đơn vị.
Giáo viên luôn chú trọng đổi mới phương pháp, kỹ thuật, hình thức tổ chức, không gian tổ chức các hoạt động dạy học, sử dụng linh hoạt các thiết bị dạy học, vận dụng kết dạy học trực tiếp và dạy học qua internet để mở rộng thời gian, không gian tổ chức học tập cho học sinh, giúp học sinh có kế hoạch học tập cá nhân chủ động và hứng thú hơn học tập.
Các trường triển khai thực hiện các hệ thống quản lý học tập (LMS) và căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, phòng học, trang bị kết nối CNTT của các trường để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh được tốt hơ
Ô tô bán tải mất lái tông sập trụ đèn, cày nát hàng loạt cây xanh
Thông tin ban đầu trên Dân Việt, ô tô bán tải biển số 51D-804.20 (chưa rõ tài xế điều khiển) chạy trên xa lộ Hà Nội, hướng Tp.Thủ Đức đi trung tâm Tp.HCM, tông sập trụ đèn cao khoảng 10m trên dải phân cách, rồi lao qua làn đường ngược lại trên xa lộ Hà Nội.
Đến 15h ngày 12/11, Đội Cảnh sát giao thông Cát Lái, thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an Tp.HCM phối hợp các đơn vị liên quan xử lý hiện trường vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên xa lộ Hà Nội, đoạn qua phường An Phú, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM.
Trước đó, khoảng 13h cùng ngày, ô tô bán tải biển số 51D-804.20 (chưa rõ tài xế điều khiển) chạy trên xa lộ Hà Nội, hướng Tp.Thủ Đức đi trung tâm Tp.HCM. Khi xe bán tải vừa qua khỏi cầu Rạch Chiếc (phường An Phú) thì lao lên dải phân cách, tông sập trụ đèn đường và nhiều cây xanh. Chưa dừng lại, xe ô tô này tiếp tục lao qua làn đường ngược lại.
Tại hiện trường, chiếc ô tô hư hỏng nặng, bể nát, biến dạng phần đầu, dầu nhớt liên tục chảy, nằm chắn trên xa lộ Hà Nội. Trụ đèn cao khoảng 10m, đường kính 20cm bị tông sập hoàn toàn, nằm chắn một phần đường xa lộ Hà Nội. Hàng loạt cây xanh bị cày nát.
Cảnh sát giao thông cùng các đơn vị liên quan có mặt khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn, điều tiết giao thông. Kiểm tra ô tô, lực lượng chức năng không thấy tài xế, cửa ô tô mở. Vụ tai nạn làm giao thông trên xa lộ Hà Nội, đoạn cầu Rạch Chiếc bị gián đoạn.
Hơn 135.800 ca sốt xuất huyết, 35 ca tử vong
Thông tin trên Đài Truyền hình Hà Nội, từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước đã ghi nhận tổng số 135.879 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 35 ca tử vong. Đặc biệt, tại Hà Nội vẫn đang ở giai đoạn cao điểm của dịch với số ca mắc cao, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết vẫn có xu hướng gia tăng.
Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tuần qua, cả nước ghi nhận 7.089 trường hợp mắc sốt xuất huyết, một ca tử vong tại Long An. Hiện số ca mắc sốt xuất huyết trên cả nước vẫn cao, riêng tại Hà Nội, dịch sốt xuất huyết vẫn đang diễn biến phức tạp.
Tích lũy từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước đã ghi nhận tổng số 135.879 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 35 ca tử vong. Đặc biệt, tại Hà Nội vẫn đang ở giai đoạn cao điểm của dịch với số ca mắc cao, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết vẫn có xu hướng gia tăng. Trung bình mỗi tuần, Hà Nội ghi nhận từ 2.400 - 2.700 trường hợp mắc sốt xuất huyết; số ca mắc tăng so với cùng kỳ năm 2022. Hiện Hà Nội còn khoảng 231 ổ dịch đang hoạt động.
Theo dự báo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, giai đoạn trong tháng 11 đến giữa tháng 12, Hà Nội vẫn có nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp. Thời điểm này, mật độ muỗi vẫn phát triển rất mạnh. Vì vậy, khi xác định có ổ dịch, các địa bàn cần phải xử lý ngay bằng hóa chất để diệt bọ gậy và muỗi trưởng thành.
Các đơn vị, địa phương không thể chủ quan, lơ là công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là công tác xử lý diệt bọ gậy.
Trúc Chi (t/h)