Bản tin 20/5: Đề thi tốt nghiệp THPT là bí mật Nhà nước cấp "tối mật"

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 7, 20/05/2023 07:00

Bộ Tài nguyên và Môi trường kêu gọi làm sạch môi trường, chống ô nhiễm rác thải nhựa; Đề thi tốt nghiệp THPT là bí mật Nhà nước cấp "tối mật"...

Đề thi tốt nghiệp THPT là bí mật Nhà nước cấp "tối mật"

Xã hội - Bản tin 20/5: Đề thi tốt nghiệp THPT là bí mật Nhà nước cấp 'tối mật'

Đề thi THPT là tài liệu tối mật. Ảnh minh họa.

Theo Người Lao Động, ngày 19/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 531 ban hành Danh mục bí mật Nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo (Quyết định 531).

Theo đó, bí mật nhà nước độ Tối mật gồm: 1- Đề thi chính thức, đề thi dự bị, đáp án đề thi chính thức, đáp án đề thi dự bị của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực chưa công khai; 2- Thông tin về người thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu được cử đi đào tạo trong nước và nước ngoài cần được bảo vệ theo yêu cầu của bên cử đi đào tạo.

Quyết định 531 cũng nêu rõ bí mật Nhà nước độ Mật gồm: Văn bản có nội dung phản ánh, nhận xét, đánh giá về thực trạng tư tưởng, đời sống của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên có tác động tiêu cực đến chính trị, an ninh, đối ngoại, trật tự an toàn xã hội; Thông tin về địa điểm ra đề thi và in sao đề thi; thông tin về nhân sự của Hội đồng/Ban ra đề thi và in sao đề thi; phương án vận chuyển, bảo quản, lưu trữ và bảo vệ đề thi của các kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế, khu vực chưa công khai.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2023 và thay thế Quyết định số 809, ngày 10/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực Giáo dục & Đào tạo.

Kêu gọi làm sạch môi trường, chống ô nhiễm rác thải nhựa

Xã hội - Bản tin 20/5: Đề thi tốt nghiệp THPT là bí mật Nhà nước cấp 'tối mật' (Hình 2).

Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa trên biển đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ảnh Wired.

Theo Vietnam+, ngày 19/5, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn gửi các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đề nghị tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6), Ngày Đại dương thế giới (8/6) và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2023.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngày Môi trường thế giới năm 2023 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa” (Solutions to Plastic Pollution), trong đó tập trung thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa” (Beat Plastic Pollution).

Đánh giá của UNEP cho thấy ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa đang trở thành vấn đề bức thiết hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt.

Những năm qua, Việt Nam đã và đang thực thi nhiều cơ chế, chiến lược, chính sách, đề án để giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường, điển hình như Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 đã bổ sung quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nylon khó phân hủy; khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế.

Vì vậy, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các bộ, ban ngành, đoàn thể và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức tuyên truyền và thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa; thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 33/CT-TTg, Đề án “Tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam.”

Cùng với đó, các bộ, ban, ngành và các địa phương xây dựng ban hành quy định, cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, doanh nghiệp tái chế; tăng cường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tiên tiến để tái chế chất thải nhựa trở thành các sản phẩm hữu ích, thân thiện với môi trường.

Đặc biệt trong thời gian tới các địa phương cần đẩy mạnh phát triển hạ tầng, dịch vụ thu gom, tái chế chất thải nhựa; thực hiện thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa tại nguồn; thực hiện nhân rộng các mô hình hiệu quả trong việc tổ chức thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa tại nguồn.

Đối với các tỉnh/thành phố cần có ít nhất 1 mô hình cụ thể về “Chống ô nhiễm nhựa” hiệu quả tại địa phương.

Trong lúc lái máy gặt lúa, một nông dân tử vong

Xã hội - Bản tin 20/5: Đề thi tốt nghiệp THPT là bí mật Nhà nước cấp 'tối mật' (Hình 3).

Ảnh minh họa.

Thông tin trên VTC News ngày 19/5, theo tin từ UBND xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, Nghệ An, trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ lật máy gặt lúa làm một người tử vong trú tại xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương đang lái máy gặt ra đồng tại xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương để gặt lúa. Trong lúc đang lùi máy gặt trên ruộng lúa thì bất ngờ máy gặt bị lật, đè lên người anh K.

Thấy vậy, mọi người xung quanh nhanh chóng lại khiêng máy gặt lên để đưa anh K. ra ngoài. Tuy nhiên, do trọng lượng máy gặt quá lớn nên anh K. đã tử vong tại chỗ.

Sau khi sự việc xảy ra, công an và chính quyền địa phương xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương đã có mặt tại hiện trường để làm rõ nguyên nhân sự việc. Sau đó, bàn giao thi thể cho gia đình đưa về an táng theo phong tục địa phương.

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.