Bản tin 21/11: Lương giáo viên xếp cao nhất nhưng chất lượng phải tương xứng

Bản tin 21/11: Lương giáo viên xếp cao nhất nhưng chất lượng phải tương xứng

Thứ 5, 21/11/2024 06:00

Lương giáo viên xếp cao nhất nhưng chất lượng phải tương xứng; Hạn chế vay ODA trong đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam...

Xếp lương nhà giáo ở bậc cao nhất: Phải đi kèm với chất lượng của giáo viên

Sáng 20/11, tham gia góp ý kiến về chính sách tiền lương và các chế độ phụ cấp, chế độ ưu đãi trong dự án Luật Nhà giáo, các ĐBQH bày tỏ thống nhất với quy định về việc xếp lương nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp.

Về chính sách tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo, ĐBQH Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) cũng tán thành cao với việc lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp.

Đại biểu đề nghị việc xếp lương cao nhất trong bậc lương phải đi kèm với chất lượng của nhà giáo. Bởi tầm quan trọng, vai trò quyết định của hệ thống giáo viên đối với nâng cao chất lượng giáo dục có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.

Xem thêm!

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Không có đặc lợi hay ưu ái "bất thường" về lương cho giáo viên

Sáng 20/11, giải trình và làm rõ ý kiến các ĐBQH góp ý cho dự án Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn cảm ơn các ý kiến của các ĐBQH đã phát biểu, với sự nhất trí cao trong ủng hộ dự án luật.

Về một số ý kiến nêu vấn đề đảm bảo lương nhà giáo được xếp cao nhất, Bộ trưởng Sơn cho biết, khi xây dựng văn bản luật và theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, Bộ GD&ĐT cũng phải "nhìn sang" các ngành khác, để không có đặc quyền, đặc lợi hay ưu ái "bất thường".

Tư lệnh ngành khẳng định, nhà giáo vốn là những người sống trách nhiệm, bao dung, vị tha, do vậy, sẽ không chấp nhận sống giàu có, sung sướng, mà bên cạnh là những người nghèo khổ hơn.

Nhưng, theo Bộ trưởng trong số 1,6 triệu nhà giáo vẫn còn phần lớn ở mức chưa đủ sống, do vậy sẽ không thể toàn tâm, toàn ý cho dạy học.

Xem thêm!

Hạn chế vay ODA trong đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Chiều 20/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Tham gia ý kiến, ĐBQH Trần Hoàng Ngân (Đoàn Tp.Hồ Chí Minh) cho biết, Chính phủ và các thành viên đã tham gia nghiên cứu, khảo sát học tập kinh nghiệm quốc tế, tổ chức nhiều hội thảo để kịp thời báo cáo Quốc hội tại kỳ họp này.

Ông Ngân cho biết, đường sắt tốc độ cao đã được nhiều nước đưa vào sử dụng, mang lại hiệu quả.

"Tôi may mắn được trải nghiệm đường sắt tốc độ cao ở Châu Âu nên tôi rất khao khát Việt Nam sớm có phương tiện giao thông hiện đại này", ông Ngân nói và cho biết, 15 năm trước chúng ta đã thảo luận về dự án này nhưng lúc đó chưa đáp ứng được về nguồn lực.

"Tuy nhiên, hiện nay chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện, kinh tế vĩ mô ổn định, nợ công thấp,… Khi đường sắt tốc độ cao đi vào hoạt động thì sẽ thu hút được khách du lịch, nhà đầu tư nước ngoài. Khai thác được tiềm năng, lợi thế của các địa phương mà tuyến đường sắt đi qua, đặc biệt là các tỉnh miền Trung", ông Ngân nói.

Xem thêm!

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.