Tăng học phí đại học
Theo Vietnamnet, Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021 về cơ chế thu, quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục...
Theo đó, Nghị định số 97/2023/NĐ-CP điều chỉnh lộ trình học phí như sau:
- Giữ ổn định học phí từ năm học 2023-2024 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông bằng mức học phí năm học 2021-2022.
- Lùi lộ trình học phí của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập 01 năm so với quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP (tức là học phí năm học 2023-2024 tăng so với học phí năm học 2022-2023 nhưng mức tăng thấp hơn so với lộ trình quy định tại Nghị định 81) để phù hợp với điều kiện thực tiễn và giảm bớt khó khăn cho học sinh, sinh viên.
- Các chính sách miễn, giảm học phí được quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP tiếp tục được giữ nguyên để hỗ trợ cho các đối tượng chính sách và có điều kiện khó khăn.
Nghị định sửa đổi khoản 3, điều 9 như sau: Học phí từ năm học 2023 - 2024, đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên giữ ổn định mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024 bằng mức thu học phí của năm học 2021 - 2022 do HĐND tỉnh đã ban hành áp dụng tại địa phương.
Đối với cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chỉ đầu tư: Cơ sở giáo dục xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, trình UBND để đề nghị HĐND cấp tỉnh xem xét phê duyệt"
Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 10 như sau:
Sửa đối, bổ sung khoản 1: "Mức trần học phí năm học 2021 - 2022 và năm học 2022 - 2023 như sau Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như sau:
Sửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 2 và điểm a khoản 2 như sau: "Mức trần học phí từ năm học 2023 - 2024 đến năm học 2026 - 2027 như sau.
Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên:
Bé gái thoát cửa tử sau khi bị vợt cầu lông găm vào đầu
Theo Tri Thức sau 10 ngày phẫu thuật cấp cứu và tích cực điều trị, bệnh nhi dần hồi phục, mở mắt và cử động tay chân tự nhiên.
ThS.BS Nguyễn Ngọc Pi Doanh, Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (Tp.HCM), cho biết trước đó, bé B.T.Y.N. 6 tuổi, ngụ tại Bình Phước, được bệnh viện tuyến dưới chuyển đến trong tình trạng hôn mê sâu, có vết thương trước đỉnh đầu đã được khâu.
Kết quả phim CT Scan ghi nhận tổn thương xuyên thấu qua não từ phía trước đỉnh đầu xuyên ra đến phần tiểu não phía sau, gây xuất huyết dưới màng cứng và trong não lượng nhiều, chèn ép và phù não.
Sau khi tiếp nhận bé, đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 ngay lập tức thực hiện phẫu thuật khẩn cấp để lấy máu tụ và mở sọ giải áp.
Bé được chăm sóc sau mổ tại khoa Hồi sức tích cực và chống độc. Đến hiện tại, bé đã mở mắt, cử động tay chân tự nhiên và được chuyển về khoa Ngoại Thần kinh theo dõi tiếp.
“Mặc dù có dấu hiệu phục hồi tốt, chắc chắn sẽ có di chứng về thần kinh do não đã tổn thương nặng, bé chưa nói được và còn yếu nửa người trái.”, bác sĩ Doanh thông tin thêm.
Trước đó, đang giờ làm việc, anh B.M.V., ba của bệnh nhi, không có mặt tại hiện trường. Anh được mọi người kể lại bé N. có đứng phía trước nhà xem các anh chị đánh cầu lông.
Bất ngờ phần thân vợt rời khỏi tay cầm, bay vút lên và rơi xuống đầu bé. Bé được mọi người đưa đến bệnh viện tuyến dưới sơ cứu và chuyển lên Bệnh viện Nhi Đồng 2 tiếp tục điều trị.
Đây là tai nạn sinh hoạt hy hữu nhưng rất nguy hiểm. Bệnh viện khuyến cáo phụ huynh cần cảnh giác trước các vật dụng có thể khiến trẻ dễ bị thương.
Đối với vợt cầu lông như trường hợp này người nhà nên kiểm tra lại dụng cụ trước khi sử dụng để phòng tránh sự cố tương tự.
56 người chết vì tai nạn giao thông dịp nghỉ Tết Dương lịch 2024
Theo VTC News chiều 1/1, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết, trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch 2024 (30/12/2023 đến 1/1/2024), toàn quốc xảy ra 155 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 56 người, bị thương 131 người.
Trong số 155 vụ tai nạn giao thông, 152 vụ là TNGT đường bộ, làm chết 54 người và bị thương 130 người. Ba vụ việc còn lại xảy ra trên đường sắt, làm hai người chết. So với cùng kỳ 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch 2023, số vụ tai nạn tăng 72 vụ, tăng 6 người chết và tăng 60 người bị thương.
Cũng theo báo cáo, trong đợt nghỉ Tết Dương lịch, Cảnh sát giao thông các đơn vị, địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 25.598 trường hợp vi phạm; phạt tiền 58 tỷ 178 triệu đồng; tạm giữ hơn 10.000 phương tiện các loại, trong đó có 315 xe ô tô, 9.594 xe mô tô, 105 phương tiện khác và tước 5.269 giấy phép lái xe các loại.
Đáng chú ý, trong kỳ nghỉ lễ năm nay có 7.570 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị phát hiện. So với cùng kỳ năm ngoái, số lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý tăng 71% (tăng 3.200 trường hợp), có 35 trường hợp vi phạm về ma túy, 5.103 trường hợp vi phạm về tốc độ và 354 trường hợp cơi nới thùng xe, quá khổ, quá tải, chở quá khổ giới hạn là 75 trường hợp.
Ngoài ra, thông qua hệ thống giám sát, theo dõi, các Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc của Cục Cảnh sát giao thông đã phát hiện và xử lý 409 trường hợp vi phạm luật giao thông.
Trên đường thủy, các lực lượng đã kiểm tra, phát hiện xử lý 395 trường hợp vi phạm, qua đó phạt tiền hơn 1,1 tỷ đồng và tạm giữ 2 phương tiện; Trên đường sắt, xử lý 12 trường hợp vi phạm, phạt tiền 4 triệu đồng.
Trúc Chi (t/h)