5 nhóm học sinh sẽ được tuyển thẳng vào lớp 10
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về các đối tượng được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10, theo Pháp luật Việt Nam.
Theo dự thảo, tuyển thẳng vào trung học phổ thông 5 đối tượng sau đây: Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở; Học sinh là người dân tộc rất ít người; Học sinh khuyết tật;
Học sinh trung học cơ sở đạt giải trong các cuộc thi, kì thi, hội thi (sau đây gọi chung là cuộc thi) đối với các môn văn hóa, văn nghệ, thể thao cấp quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức hoặc phối hợp với các Bộ và cơ quan ngang Bộ tổ chức trên quy mô toàn quốc.
Học sinh trung học cơ sở đạt giải trong các cuộc thi quốc tế do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định chọn cử.
Ngoài ra, dự thảo cũng nêu rõ về việc điểm ưu tiên được cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi. Trong đó, nhóm 1 được cộng 2 điểm; nhóm 2 được cộng 1.5 điểm; nhóm 3 được cộng 1 điểm.
Nhóm đối tượng 1 gồm con liệt sĩ; con thương binh mất sức lao động 81% trở lên; con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên; con của người được cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên"; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Nhóm đối tượng 2 gồm con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con thương binh mất sức lao động dưới 81%; con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%; con của người được cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%.
Nhóm đối tượng 3, người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số; Người dân tộc thiểu số; Học sinh đang sinh sống, học tập ở các xã khu vực I, khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Cấm sử dụng điện thoại trong lớp: Có làm hạn chế ứng dụng công nghệ của học sinh?
Trái ngược với xu hướng bùng nổ công nghệ như hiện nay, hàng loạt các địa phương trên cả nước lại phát đi thông báo cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. Điều này tưởng chừng sẽ nhận nhiều sự phản đối, nhưng trên thực tế lại là sự cần thiết để đảm bảo chất lượng học tập của học sinh.
Mới đây nhất, Sở GD&ĐT Hà Nội đã nhận nhiều phản ánh về việc sử dụng điện thoại di động, các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường còn nhiều vấn đề bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác dạy và học tại các cơ sở giáo dục.
Để chấn chỉnh và khắc phục tình trạng này, Sở GD&ĐT đề nghị các đơn vị không được để xảy ra tình trạng học sinh dùng điện thoại trên lớp nhưng không phục vụ học tập và không được giáo viên cho phép.
Sau bữa liên hoan 20/10, hàng chục công nhân nhập viện gấp
Mới đây, Sở Y tế Bắc Giang cho biết, Sở Y tế tỉnh Bắc Giang đã có báo cáo nhanh về việc hàng chục công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Shinsung Vina (khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng) có triệu chứng đau bụng, nôn, đi ngoài nhiều lần, chóng mặt, sốt, được đưa đến bệnh viện để cấp cứu, điều trị.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang đã tiến hành điều tra, thu thập thông tin về cơ sở thực phẩm cung cấp bữa ăn trưa 20/10 cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Shinsung Vina và đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang triển khai lấy mẫu bệnh phẩm để kiểm nghiệm, tìm nguyên nhân vụ việc.
Trúc Chi (t/h)