Những gương mặt Việt lọt top 10.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới
Theo Vietnamnet nhà xuất bản Elsevier vừa công bố danh sách xếp hạng các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới dựa. Danh sách này được xây dựng bởi nhóm các nhà khoa học của Đại học Stanford (Mỹ), lựa chọn trên cơ sở dữ liệu Scopus.
Trong số các nhà khoa học Việt Nam đang công tác thường xuyên trong nước, có 9 nhà khoa học lọt vào bảng xếp hạng trong top 10.000 thế giới và 60 nhà khoa học lọt vào bảng xếp hạng top 100.000 nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2024. So với năm 2023, danh sách này tăng 13 người.
9 nhà khoa học lọt top 10.000 thế giới năm 2024 gồm: GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và PGS.TS Lê Hoàng Sơn, ĐH Quốc gia Hà Nội; GS.TS Trần Xuân Bách, Trường ĐH Y Hà Nội; GS Võ Xuân Vinh và TS Nguyễn Phúc Cảnh, Trường ĐH Kinh tế TPHCM; TS Trần Nguyễn Hải và TS Hoàng NHật Đức, Trường ĐH Duy Tân; PGS Hoàng Anh Tuấn, Trường ĐH Đông Á; TS Phạm Thái Bình, Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải.
Trong số này, một số nhà khoa học lọt top trong nhiều năm liên tiếp như PGS.TS Lê Hoàng Sơn hay GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐH Quốc gia Hà Nội...
Bảng xếp hạng 100.000 người có tầm ảnh hưởng đánh giá dựa theo các chỉ số ảnh hưởng trong giới khoa học; tổng số trích dẫn (không bao gồm các tự trích dẫn); chỉ số Hirsch h-index; chỉ số Schreiber hm-index; số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất (single author); số trích dẫn cho các bài báo là tác giả chính (tên đầu tiên - first author và tác giả liên hệ - corresponding author), và tác giả cuối cùng - last author, …
Danh sách các khoa học được phân chia vào 22 lĩnh vực khoa học và 176 lĩnh vực phụ (ngành/chuyên ngành).
Môn Công nghệ chưa được coi trọng đúng tầm
Mặc dù môn Công nghệ được thiết kế phục vụ các ngành kỹ thuật, nhưng nếu các trường đại học không xét tuyển môn học này thì rất khó để các học sinh quyết định lựa chọn trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025.
Theo đó, ngành giáo dục đang tập trung chuẩn bị các khâu cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, bởi đây là cột mốc quan trọng trong lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục khi sẽ có lứa học sinh đầu tiên học Chương trình GDPT 2018 thi tốt nghiệp.
Về phương án thi, từ năm sau các thí sinh phải trải qua 4 môn thi, gồm 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn, 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 đó là Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.
Với phương án này, lần đầu tiên Tin học và Công nghệ trở thành môn thi tốt nghiệp. Quy định là vậy, nhưng vẫn phải chờ các phương án tuyển sinh từ các trường đại học để các em học sinh lựa chọn thi những môn học mới.
Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân
Ngày 21/9, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, đã có bài viết: "Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát", Người Đưa Tin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:
Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều địa phương Bắc Bộ, nhưng ngay trong những thời khắc khó khăn nhất luôn có sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, qua đó góp phần giảm đến mức tối đa thiệt hại; đồng thời cũng đặt ra nhiều nhiệm vụ quan trọng đối với các cấp, các ngành, các địa phương để nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, sớm khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội, phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hiện thực hoá mục tiêu phát triển nhanh và bền vững ở vùng bị thiên tai nói riêng và cả nước nói chung.
Trúc Chi (t/h)