Gia đình 5 người cấp cứu cùng nhiễm một loại vi khuẩn
Ngày 2/10, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết vừa tiếp nhận 5 trường hợp ngụ tỉnh Thái Nguyên, nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốt, mệt mỏi.
Các bệnh nhân gồm: vợ, chồng, con và 2 cháu. Trong số này, người chồng tên C. (48 tuổi) diễn biến nặng với men gan tăng cao, suy thận cấp và giảm tiểu cầu, đang điều trị tại Khoa Cấp cứu, 4 người khác theo dõi tại Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp.
Theo Người Lao Động trước đó, trong đợt lũ, nhà của các bệnh nhân bị ngập nặng. Sau 4 ngày bị ngập lụt, người đàn ông xuất hiện triệu chứng sốt cao không rõ nguyên nhân, kèm theo mệt mỏi, khó thở, bụng chướng căng và đau vùng mạn sườn phải, tiểu ít.
Gia đình mua thuốc hạ sốt nhưng các triệu chứng không thuyên giảm nên ông C. đến một cơ sở y tế địa phương thăm khám. Tại đây, ông được chẩn đoán nhiễm trùng và chỉ định dùng kháng sinh trong 2 ngày nhưng tình trạng nặng nên chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Dựa vào yếu tố dịch tễ, các bác sĩ nghi ngờ ông và 4 thành viên trong gia đình cùng mắc bệnh xoắn khuẩn vàng da (Leptospira). Hiện, bác sĩ đang nỗ lực điều trị tình trạng suy thận và tăng men gan do xoắn khuẩn vàng da gây ra cho người bệnh.
Trường đại học cân đối nguồn thu, sinh viên giảm gánh nặng học phí
Hiện nay, nhằm giúp các trường đại học tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo,…việc đa dạng hóa nguồn thu, giảm lệ thuộc vào học phí là bài toán cần phải được bàn tới.
Cùng với ngân sách Nhà nước, nguồn thu từ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ được xem là một trong những giải pháp được các cơ sở giáo dục đại học lựa chọn.
Để phát huy hiệu quả, PGS.TS Nguyễn Kim Hồng – nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM cho rằng rất cần có chính sách khuyến khích các trường đại học tăng cường nghiên cứu khoa học.
"Lãnh đạo các trường đại học đều mong muốn đa dạng hóa nguồn thu, giảm tỉ lệ thu học phí trong tổng thu của họ nhưng có thể nói là chưa hiệu quả. Lý do thì có nhiều, nhưng chủ yếu vẫn bắt nguồn hoạt động nghiên cứu khoa học chưa được như kỳ vọng", ông Nguyễn Kim Hồng cho hay.
Có lo "bẫy nợ" khi vốn đầu tư đường sắt tốc độ cao siêu khủng?
Chiều tối ngày 1/10, Bộ GTVT tổ chức gặp mặt các cơ quan thông tấn, báo chí trao đổi, cung cấp thông tin về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Theo phương án được tư vấn nghiên cứu đề xuất, tuyến đường sắt tốc độ cao (đường sắt tốc độ cao) trên trục Bắc - Nam đầu tư đầu tư với tốc độ thiết kế 350 km/h; Chiều dài khoảng 1.541 km, đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa.
Tuyến sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (Tp.HCM), kết nối trực tiếp hai đô thị loại đặc biệt với quy mô dân số lên đến khoảng 10 triệu người, 17 đô thị loại 1 có quy mô dân số từ 500 nghìn người trở lên, chưa kể các đô thị nhỏ hơn.
Trên toàn tuyến có sẽ được bố trí 23 ga khách với cự ly trung bình từ 50 - 70 km, 5 ga hàng gắn với các đầu mối hàng hoá, phục vụ tốt hậu cần quốc phòng khi có nhu cầu.
Tổng mức đầu tư dự án khoảng hơn 67 tỷ USD, dự kiến sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn. Thời gian bố trí vốn trong khoảng 12 năm, mỗi năm bình quân khoảng 5,6 tỷ USD.
Có thể nói, với mức đầu tư trên, đây là dự án chưa từng có tiền lệ trong lịch sử phát triển hạ tầng giao thông ở Việt Nam. Dư luận rất quan tâm về khả năng và kế hoạch thu xếp nguồn vốn thực hiện dự án. Nhiều ý kiến cũng bày tỏ lo ngại, khi triển khai dự án, áp lực tài chính sẽ đè nặng khiến Việt Nam sẽ vào bẫy nợ.
Trúc Chi (t/h)