Tuyển sinh 2023: Điểm chuẩn xét tuyển bằng IELTS tăng, nhiều ngành lấy từ 7.5 trở lên
Theo Zing, tính đến cuối tháng 6, hơn 60 trường đại học trên cả nước đã công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm bằng nhiều phương thức. Ở phương thức xét tuyển có sử dụng IELTS, một số trường yêu cầu thí sinh phải đạt điểm IELTS trên 7.5 mới đủ điều kiện trúng tuyển.
Điển hình là Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Tp.HCM). Khi xét tuyển dựa trên kết quả các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế kết hợp kết quả học tập THPT, thí sinh cần có điểm IELTS thấp nhất là 6.5. Riêng ngành Khoa học máy tính (chương trình tiên tiến), thí sinh phải có IELTS 8.0 và điểm trung bình cộng 3 năm học THPT đạt 9,5 trở lên mới trúng tuyển.
Hai ngành khác cũng yêu cầu thí sinh có IELTS 7.5 trở lên là Công nghệ sinh học (chương trình chất lượng cao) và Công nghệ thông tin (chương trình chất lượng cao). Ngoài ra, thí sinh hai ngành này cần có điểm học bạ lần lượt 8,8 và 9,4 trở lên.
So với năm 2022, điểm chuẩn đã tăng 0.5-1.5 điểm (đối với điểm IELTS) và 0,2-1,5 (đối với điểm học bạ).
Tronng đó, ngành Khoa học máy tính năm 2022 chỉ yêu cầu thí sinh có IELTS 7.5 và điểm học bạ 9,3, ngành Công nghệ thông tin đặt ra ngưỡng IELTS 7.0 thay vì 7.5 như năm nay. Ngành Công nghệ sinh học cũng chỉ yêu cầu thí sinh có IELTS 6.0 và điểm học bạ 8 là có thể trúng tuyển.
Tương tự, các ngành còn lại từng chỉ yêu cầu thí sinh có IELTS 6.0 nhưng năm nay ngành lấy mức chuẩn IELTS thấp nhất là Hóa học và Sinh học cũng yêu cầu thí sinh phải có IELTS 6.5 trở lên.
Tương tự, ngành Luật thương mại quốc tế của Đại học luật Tp.HCM cũng yêu cầu thí sinh có IELTS 7.5 trở lên mới trúng tuyển. Ngoài ra, trường yêu cầu thí sinh phải có điểm trung bình cộng là 22,5. Nếu thí sinh chỉ có 7.0 IELTS, các em cần có điểm trung bình cộng là 28.
Đối với thí sinh sở hữu TOEFL iBT từ 80 điểm trở lên, các em cần có điểm trung bình cộng 22,5 để trúng tuyển ngành này.
Năm nay, khi xét tuyển thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, Đại học Luật TP.HCM yêu cầu thí sinh phải có IELTS 5.5 trở lên. Trong khi đó, vào năm 2022, ngưỡng yêu cầu chứng chỉ này chỉ là 5.0.
Trong năm 2023, khoảng 60 trường đại học trên cả nước sử dụng IELTS để tuyển sinh. Những phương thức được các nhà trường sử dụng bao gồm xét tuyển, xét tuyển kết hợp, ưu tiên xét tuyển... Tại một số trường, điểm IELTS được dùng để làm yếu tố xét tuyển thẳng.
Thương tâm tài xế máy múc bị tảng đá lớn trên núi lăn xuống đè tử vong tại chỗ
Nạn nhân là anh Ngô Thanh H. (SN 1985, ngụ thôn Phú Khuê 2, xã Hòa Xuân Đông, TX. Đông Hòa, Phú Yên).
Chia sẻ với Công An, một số nhân chứng tại hiện trường cho biết, tai nạn xảy ra vào khoảng 14h ngày 1/7, ngoài anh H. điều khiển xe múc hiệu Hitachi, còn có một số công nhân đang làm tại khu vực thôn Phú Khuê 2, xã Hòa Xuân Đông để phục vụ dự án thành phần đoạn Chí Thạnh - Vân Phong (thuộc Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025).
Trong lúc đang cào đá trên núi để đưa xuống, anh H. phát hiện vách núi có dấu hiệu sạt lở. Tuy nhiên, anh chưa kịp đánh xe sang thì một tảng đá lớn lăn xuống đè bẹp chiếc xe, khiến nạn nhân bị kẹp cứng trong cabin, tử vong tại chỗ.
Bộ Y tế: 40% trẻ mắc tay chân miệng do chủng virus nguy hiểm
Thông tin trên An Ninh Thủ Đô, GS.TS Phan Trọng Lân cho biết, nếu như ở tháng 3, tỉ lệ ca bệnh mắc tay chân miệng nhiễm chủng EV71 (chủng gây biến chứng nặng) chiếm khoảng 6% thì đến giữa tháng 6 tỉ lệ nhiễm EV71 đã tăng lên 40%...
Trao đổi với báo chí, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay cả nước ghi nhận gần 15 nghìn ca mắc tay chân miệng, 6 trường hợp tử vong.
Bệnh tay chân miệng lưu hành tại Việt Nam chủ yếu do chủng Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie A16. Chủng EV71 thường gây bệnh cảnh nặng và dễ gây các biến chứng, có thể tử vong.
Đáng chú ý, năm nay, có sự gia tăng tỉ lệ ca mắc dương tính với chủng EV71. Nếu như tuần 14 chủng này chiếm khoảng 6% trong các mẫu xét nghiệm thì tuần 23 tỉ lệ dương tính với chủng EV71 đã tăng lên 40% trong các mẫu xét nghiệm. Đặc điểm này khiến cho các ca mắc bệnh tay chân miệng diễn biến nặng nhiều hơn so với các năm trước đây.
Ông Lân cho biết, hiện các thuốc điều trị bệnh tay chân miệng thông thường cơ bản đáp ứng đủ công tác điều trị.
Đối với thuốc Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch, theo thông tin của Cục Quản lý Dược, ngày 23/6 vừa qua đã nhập khẩu 6.000 chai thuốc Immunoglobulin về Việt Nam để cung ứng cho các bệnh viện. Số lượng thuốc trên đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách của các bệnh viện.
Ước tính hiện mỗi tuần chúng ta ghi nhận khoảng 350 trường hợp mắc tay chân miệng phải nhập viện, trong đó có khoảng 10% số ca bệnh cần điều trị bằng thuốc Immunoglobulin- tương đương với 35 ca cần điều trị/tuần.
Cũng theo ông Lân, tình hình dịch hiện nay, với sự nỗ lực cả công tác dự phòng, điều trị và truyền thông về các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng cũng như các hoạt động khác, hy vọng có thể sớm giảm số ca mắc nói chung, ca diễn biến nặng nói riêng.
Trúc Chi (t/h)