Học sinh THCS và THPT sẽ học 2 buổi/ngày

Ảnh minh họa.
Dự kiến trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ có thông báo chính thức, đồng thời ban hành các hướng dẫn liên quan để triển khai việc dạy và học 2 buổi/ngày.
Đây là thông tin được ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Giáo dục Phổ thông (Bộ GD&ĐT), đề cập trong buổi làm việc với TP.HCM về triển khai học bạ số, xây dựng học liệu số và tổ chức dạy học.
Giải thích lý do cho học sinh THCS và THPT học 2 buổi/ngày, ông Tài nói rằng chương trình giáo dục phổ thông hiện hành hướng đến phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
Theo Tri Thức với chương trình này, nhiệm vụ của các trường không chỉ là truyền tải kiến thức, mà còn phải tạo môi trường để học sinh được phát triển năng lực theo yêu cầu của từng môn học.
Để làm được điều này, trường học phải dạy 2 buổi/ngày. Hơn nữa, việc dạy học 2 buổi/ngày sẽ khai thác hết công năng của cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên.
"Dạy học 2 buổi/ngày với mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh là nhiệm vụ không thể chậm trễ. Nơi nào chưa đảm bảo được điều này là còn nợ học sinh", vụ trưởng nhấn mạnh, đồng thời cho biết sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ sửa đổi, yêu cầu cấp THCS và THPT thay đổi lịch học.
Dự kiến trong tháng 5, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành hướng dẫn, làm rõ từng nội dung để tạo thuận lợi cho nhà trường khi triển khai. Đồng thời, ông Thái Văn Tài lưu ý nhà trường không thể dạy tất cả môn học vào buổi sáng mà cần sắp xếp, rải đều ở cả 2 buổi nhằm giảm áp lực cho học sinh.
Ngoài các môn học chính khóa, trường cũng cần cho học sinh tiếp cận các chủ đề, chuyên đề học tập để biến kiến thức thành năng lực. Một lưu ý là các chủ đề, chuyên đề cần được tổ chức minh bạch với các môn học theo thời khóa biểu. Ông Tài nhấn mạnh chuyên đề sẽ không tổ chức theo đơn vị lớp học mà phải dạy theo nhu cầu của trẻ.
Thời gian tới, khi triển khai dạy học 2 buổi/ngày, Bộ GD&ĐT sẽ đưa 5 nội dung bắt buộc vào chương trình, bao gồm giáo dục kỹ năng số, STEM, hướng nghiệp, Luật An toàn giao thông và các chuyên đề, hoạt động giáo dục hình thành năng lực cho học sinh.
Trước khi đề xuất bậc THCS và THPT học 2 buổi/ngày, học sinh tiểu học trên cả nước đã được sắp xếp lịch học tương tự. Tại TP.HCM, Sở GD&ĐT cho biết ở năm học 2023-2024, tỉ lệ trường tiểu học dạy 2 buổi trên ngày đạt 92,5%, ở bậc trung học là 93%.
Khi triển khai dạy học cả ngày, các trường linh hoạt tổ chức buổi hai, xen kẽ nhiều hoạt động giáo dục kỹ năng sống, dạy tin học, tiếng Anh...
Đại án Vạn Thịnh Phát: Hé lộ vai trò của các bị cáo trong vụ chiếm đoạt 13.000 tỷ đồng
Ngày 4/4, phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan (69 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và các đồng phạm (giai đoạn 2) trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan, tiếp tục với phần bào chữa của các luật sư (LS).
Bị cáo buộc đã giúp sức cho bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) chiếm đoạt 13.000 tỷ đồng của các bị hại, bị cáo Trương Huệ Vân (người gọi bị cáo Lan bằng cô) trong nhiều ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm đều tỏ thái độ thành khẩn, ăn năn hối hận.
Bị cáo Trương Huệ Vân bị TAND Tp.HCM xét xử sơ thẩm (giai đoạn 2) và tuyên phạt mức án 5 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau bản án, Vân kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Tại phiên tòa phúc thẩm đang diễn ra, bị cáo Vân nói mình còn trẻ, nhận thức pháp luật hạn chế và không hiểu nhiều về lĩnh vực tài chính.
Khi được trình hồ sơ, bị cáo đã ký để hợp thức hóa chứ bản thân không có ý thức chiếm đoạt tài sản của người khác.
Ngoài ra, bị cáo Vân cũng cho biết sau bản án sơ thẩm, bị cáo đã tác động gia đình nộp thêm 2 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án.
Nhờ thái độ thành khẩn, ăn năn hối hận và chủ động nộp thêm 2 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án, nên bị cáo Trương Huệ Vân được đại diện VKSND Cấp cao tại Tp.HCM đề nghị giảm án.
Ngành gỗ Việt trước "cú sốc" thuế Mỹ: Cần một mô hình tăng trưởng mới
Ngày 4/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã tổ chức họp giao ban khối Lâm nghiệp nhằm thảo luận các tác động từ việc Mỹ áp thuế đối với gỗ Việt Nam cũng như các giải pháp nhằm ứng phó trong bối cảnh thị trường xuất khẩu chủ lực bị siết chặt.
So với các ngành hàng khác, gỗ và sản phẩm gỗ nằm trong nhóm được dự báo chịu ảnh hưởng nhiều nhất của chính sách thuế mới. Năm 2024, xuất khẩu các sản phẩm gỗ sang Mỹ chiếm trên 55% tổng kim ngạch của ngành, cao gần gấp đôi so với mức bình quân của cả nền kinh tế vào khoảng 30%.
Trúc Chi (t/h)