Nghĩa vụ quân sự: Chính thức có thời gian giao nhận quân năm 2025
Nội dung này được nêu tại Hướng dẫn 4705/HD-BQP của Bộ Quốc phòng về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025.
Mới đây, Bộ Quốc phòng ban hành Hướng dẫn 4705/HD-BQP về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025. Trong đó, Bộ Quốc phòng đã nêu cụ thể mốc thời gian nhập ngũ năm 2025.
Cụ thể, năm 2025 tiến hành tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ 1 đợt. Thời gian giao nhận quân từ ngày 13 đến hết ngày 15/2 năm 2025 ( tức từ ngày 16 đến hết ngày 18 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Có nghĩa, năm 2025, công dân sẽ lên đường nhập ngũ sau Tết Nguyên đán.
Cũng tại Hướng dẫn 4705/HD-BQP, để công tác tuyển quân năm 2025 đủ chỉ tiêu được giao, bảo đảm chất lượng, đúng quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 và các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành, Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số nội dung công tác tuyển quân năm 2025.
Trong đó, đáng chú ý là nội dung ưu tiên tuyển chọn người tốt nghiệp đại học, cao đẳng tham gia nghĩa vụ quân sự 2025, theo đó Bộ Quốc phòng đã yêu cầu...
Gỡ nút thắt thiếu giáo viên, nếu ngành giáo dục được giao quyền tuyển dụng
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11 tới đây, dự án Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý Nhà nước về nhà giáo. Để giải quyết nút thắt về tuyển dụng giáo viên, dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo.
Trong đó, Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý trình cấp có thẩm quyền quyết định;
Đồng thời, ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển dụng, nội dung thực hành sư phạm trong thi/xét tuyển nhà giáo; điều phối biên chế nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo số lượng được cơ quan có thẩm quyền giao.
Chính phủ đề xuất dành 22.400 tỷ để phòng, chống ma tuý đến 2030
Sáng 8/11, Quốc hội nghe tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.
Thay mặt Chính phủ trình bày tờ trình, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 nhằm đấu tranh ngăn chặn tội phạm về ma túy từ sớm, từ xa, từ nơi sản xuất, trên các tuyến trọng điểm và địa bàn biên giới, trên biển và hàng không.
Bên cạnh đó, mục tiêu hướng đến đấu tranh hiệu quả tội phạm về ma túy có tổ chức, xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ cao và lợi dụng không gian mạng; triệt xóa các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy; quản lý chặt chẽ người nghiện ma tuý, người sử dụng trái phép chất ma túy, người cai nghiện ma tuý...
Trúc Chi (t/h)