Bánh mì: Ẩm thực có nguồn gốc lâu đời nhất thế giới

Bánh mì: Ẩm thực có nguồn gốc lâu đời nhất thế giới

Thứ 6, 06/09/2013 08:06

Bánh mì hay còn viết là bánh mỳ, là lương thực quan trọng trên thế giới, đặc biệt là tại phương Tây và các nước trồng lúa mì. Bánh mì, tại những nơi này, là lương thực để ăn hàng ngày. Bánh mì được làm từ bột mì, nước, thường có thêm men và muối, đôi khi có các loại hạt khác, sau đó thì đem nướng.

Lúa mì được trồng bởi người nông dân , người dân thu thập ngũ cốc và dự  trữ để sử dụng . Lúa mì  phát triễn ở vùng Lưỡng Hà và Ai Cập.Ban đầu nó chỉ dùng  làm lương thực để ăn hàng ngày. Các loại ngũ cốc khi ẩm ướt sẽ nảy mầm sản sinh ra nhiều giống hơn.

Bánh mì đầu tiên được làm từ ngũ cốc và hạt giống thu hoạch từ  tự nhiên mà có.Người ta phát hiện ra rằng các loại ngũ cốc này có thể tạo thành khối khi trộn với “bột” và nước. Nó được đúc thành bánh, phơi nắng cho khô hoặc nướng trong than.

Lạ & Cười - Bánh mì: Ẩm thực có nguồn gốc lâu đời nhất thế giới

Khoảng 1000 trước Công nguyên, quá trình lên men đã được phát hiện. Người ta tin rằng một số  bột bánh mì để lâu bên ngoài thỉ sẽ có các bào tử nấm men tự nhiên, gây ra quá trình lên men. Điều này làm cho bột nở ra ,có  bong bóng khí .Sau đó kĩ thuật làm bánh mì ngày càng phát triển về kĩ thuật ,nên nó nhanh chóng lây lan sang các nước có chung biên giới Địa Trung Hải.

Và như vậy những cải tiến làm bánh mì bắt đầu …

Ai Cập đã phát triển một lò nướng đất sét hình trụ để cải thiện kỹ thuật , và những người La Mã  có bột chua khô , nó kết hợp với nước bỏ thêm vào bột sẽ có kết quả bánh ngon hơn. Nền văn minh khác như người Inca, người Mỹ bản địa và nền văn hóa châu Á, Ấn Độ và châu Phi cũng đã được phát triển kỹ thuật nướng bánh mì, bánh mì như một chiếc bánh ngô, Chappatis, Naan, Roti và Mealie. Bánh mì và lúa mì đặc biệt quan trọng ở Rome nơi mà đã được cho rằng nó quan trọng hơn thịt. Các nhà nước phúc lợi xã hội La Mã đã phân phối ngũ cốc cho những người sống ở Rome.

Trong lịch sử, tình trạng kinh tế của một người có thể được đánh giá bởi màu sắc của bánh mì ăn. Bánh mì, sẫm màu hơn nghĩa là thuộc tầng  lớp thấp hơn. Bởi vì bột màu trắng tốn kém và khó khăn tìm nên thành phần chủ yếu sẽ nhiều ngũ cốc. Bây giờ chúng ta đã thấy ngược lại, với bánh mì  màu sẫm thì đắt tiền hơn và hương vị ngon hơn và giá trị dinh dưỡng cao.

Những người Do Thái chỉ ăn bánh mì trong thời gian lễ Vượt Qua.Có thời kì,người Hồi giáo không bán bánh mì, nhưng làm ra nó và dùng để cho,  vì nó được coi là một món quà từ Allah.

Trong thời Trung cổ, bánh mì là một trong những loại thực phẩm mà ăn người nghèo dủng trong các thời kỳ đen tối.

Những cải tiến trong sản xuất bánh mì đưa ra sau cơn sốt năm 1850 khi nhà đầu bếp của Mỹ cải thiện cách nướng bánh. Nấm men khác nhau được làm từ đường, khoai tây và hoa bia đã được sử dụng và nhà máy đến từ Hungary vào năm 1880 cải thiện năng suất bột.

Công nghê làm bánh mì  chỉ được thực hiện bằng tay cho đến khi  có sự chuyển biến sang  hướng cơ giới hóa khoảng năm 1910. Các ổ bánh mì đầu tiên xuất hiện giữa những năm 1920. Năm 1928, Otto Rohwedder ,máy thái bánh mì lần đầu tiên được trưng bày tại hội chợ thương mại bánh ở Mỹ. Bánh mì thái lát và các ổ bánh mì trở nên phổ biến hơn và phổ biến hơn trong năm 1960 trong các siêu thị, các tiệm bánh nhà máy lớn phát triển mạnh.

Ngày nay có nhiều loại bánh mì kích thước, hình dáng, mùi vị khác nhau cho chúng ta lựa chọn.Bánh mì không chỉ  đơn giản là một loại thực phẩm. Nó còn  là thành phần chính của một bữa ăn cho gia đình và bạn bè với mọi người, cũng như  lợi ích đáng kể dinh dưỡng, giúp đóng góp vào một lối sống lành mạnh.

Lan Ngọc

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.