Bảo đảm quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Bảo đảm quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 6, 07/01/2022 17:47

Đại dịch Covid-19 bùng phát năm 2020, ảnh hưởng đến mọi mặt, đặc biệt khó khăn đối với lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Số lao động đi làm việc nước ngoài giảm do dịch

Theo báo cáo chuyên đề “bảo đảm quyền của người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài"  do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp, trong thời gian qua, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc và chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp, sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội.

 

Số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã tăng lên đáng kể qua các  năm, từ vài nghìn người những năm đầu 1990, đến vài chục nghìn những năm tiếp theo và những năm gần đây có trên 100 nghìn người, cụ thể: 2016: 126 nghìn; 2017: 135 nghìn; 2018: 143 nghìn; 2019: 152 nghìn.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát năm 2020, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội của toàn cầu, đặc biệt khó khăn đối với lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài từ việc tuyển chọn, đào tạo lao động trước khi đi đến việc tổ chức chuyến bay cho lao động đi ra nước ngoài và về nước, số lao động đi làm việc nước ngoài giảm đáng kể, năm 2020: 78 nghìn; năm 2021: 45 nghìn.

Mặc dù, cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp đã cố gắng, nhưng do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên một số thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam đóng cửa, như Nhật Bản từ cuối tháng 1/2021, Đài Loan từ giữa tháng 5/2021, Hàn Quốc đến tháng 5/2021 mới tiếp nhận trở lại lao động sau hơn 1 năm đóng cửa, nhưng trong nước nhiều địa phương thực hiện giãn cách do dịch bệnh bùng phát mạnh.

Theo số liệu ước tính số lượng người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài hiện nay có khoảng 580 nghìn người, cụ thể: Đài Loan có 230.000 người; Nhật Bản có gần 250.000 người; Hàn Quốc có gần  50.000 người; còn lại ở các thị trường khác (Trung Đông – Châu Phi, Đông Nam Á và Châu Âu).

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo (cơ khí, dệt may, giầy da, lắp ráp điện tử...), xây dựng, nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ (chăm sóc người già, người bệnh, giúp việc gia đình). Người sử dụng lao động tại các thị trường tiếp nhận đánh giá người lao động Việt Nam khéo tay, chăm chỉ, khả năng nắm bắt công việc nhanh, ham học hỏi, sáng tạo, năng động, làm việc năng suất, chất lượng.

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, kết quả hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nói trên, không chỉ góp phần vào công tác giải quyết việc làm, giảm sức ép về tạo việc làm cho người lao động trong nước (chiếm tỉlệ khoảng 7 – 9% số lượng lao động được giải quyết việc làm và tạo việc làm hàng năm của cả nước), mà còn qua đó góp phần nâng cao đời sống của người lao động và gia đình. Nhiều gia đình có người thân đi làm việc ở nước ngoài đã thoát nghèo, có điều kiện đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, đặc biệt ở những địa phương có nhiều người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã làm thay đổi bộ mặt thôn, xóm với nhiều nhà cửa khang trang mọc lên, góp phần ổn định an sinh xã hội ở địa phương.

Sự kiện - Bảo đảm quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài (Hình 2).

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo (Ảnh minh họa).

Ngoài ra,người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn nâng cao được trình độ kỹ năng nghề, tiếp thu được kiến thức, ngoại ngữ và tác phong làm việc tiên tiên từ nước ngoài, trở thành nguồn nhân lực quan trọng cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Việc người dân ra nước ngoài tìm kiếm việc làm phù hợp, nâng cao thu nhập và trình độ kiến thức, kỹ năng nghề là nhu cầu hoàn toàn chính đáng và là quyền tự do của mọi người. Tại Điều 23 của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam đã ghi nhận, công dân có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Vì vậy, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm, hỗ trợ và tạo điều kiện để người lao động ra nước ngoài làm việc. Trong suốt thời gian qua, từ những năm 1980 của Thế kỷ trước đến nay, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách và quy định pháp luật khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện để người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước và khu vực trên thế giới.

Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng trong lĩnh vực lao động, việc làm nói chung và người lao động đi làm việc ở nước ngoài nói riêng, Nhà nước đã thể chế hóa thành quy định pháp luật, hợp tác với các nước và khu vực trên thể giới thông qua các điều ước và thỏa thuận quốc tế để bảo vệ các quyền và lợi ích của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tại kỳ họp thứ 10, tháng 11 năm 2006, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật số 72/2006/QH-11 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước  ngoài theo hợp đồng (gọi tắt là Luật số 72) có hiệu lực từ 01/7/2007. Qua 15 năm triển khai thực hiện Luật số 72 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn thực hiện đã bộc lộ một số hạn chế, không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đến sự hợp tác với các nước và khu vực trên thế giới và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, cũng như sự tương thích với một số Bộ luật, Luật trong nước và Điều ước Quốc tế Việt Nam ký kết và tham gia.

Tại kỳ họp lần thứ 10, tháng 11 năm 2020, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật số 69/2020/QH14 sửa đổi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (gọi tắt là Luật số 69)nhằm: Đáp ứng các yêu cầu thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 và bảo đảm sự đồng bộ của các luật mới ban hành trong thời gian gần đây; Giải quyết được những vướng mắc, bất cập trong thực hiện vừa qua và điều chỉnh những vấn đề mới từ thực tế trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4; việc hợp tác quốc tế về tổ chức và quản lý lao động di cư, phát triển việc làm ngoài nước và bảo vệ quyền của người lao động di cư tương thích với các điều ước, thỏa thuận quốc tế Việt Nam ký kết và tham gia.

Một số giải pháp

Trong bối cảnh tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước và các khu vực trên thế giới, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, cũng như nguy cơ tiềm ẩn khoảng hoảng kinh tế, chính trị, thiên tai và dịch bệnh trên thế giới ảnh hưởng đến lĩnh vực người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đem đến những cơ hội và thách thức đối với cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát, tiếp tục diễn biến phức tạp với những biến chủng mới càng làm tăng lên mối lo ngại ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ 2020 đến nay, do không có các chuyến bay thương mại, cũng như chính sách kiểm soát xuất nhập cảnh chặt chẽ của các nước, nên có hàng chục nghìn người lao động không đi làm việc ở nước ngoài được, cũng như người lao động hết hạn hợp đồng không trở về nước được.

Việc người lao động hết hạn hợp đồng không về nước được đã tạo ra sức ép tâm lý lớn, một số lao động đã thông qua mạng xã hội có những phản ứng tiêu cực.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa tích cực trong việc phối hợp với đối tác và người sử dụng lao động giải quyết các vấn đề phát sinh, đặc biệt là vấn đề bảo đảm các quyền và lợi ích của người lao động về điều kiện làm việc, sinh hoạt và chi phí vé máy bay về nước.

Lợi dụng những thông tin phản ánh tiêu cực của người lao động trên mạng xã hội, một số báo, đài nước ngoài và tổ chức phản động đã đưa ra những tố cáo xuyên tạc các chủ trương, chính sách về người lao động đi làm việc ở nước ngoài của ta.

Sự kiện - Bảo đảm quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài (Hình 3).

Nhiều giải pháp bảo đảm quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

BộLĐ-TB&XH cũng đã đưa ra một số giải pháp trong thời gian tới, cụ thể:

Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định pháp luật quy định và hướng dẫn chi tiết Luật số 69 về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức triển khai thực hiện tốt các quy định pháp luật và chính sách về người lao động đi làm việc ở nước ngoài một cách đồng bộ của các cơ quan chức năng và tổ chức có liên quan ở trung ương và địa phương, cơ sở, cụ thể Nghị định 112/2021/NĐ-CP ngày 10/12/2021 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật số 69 và Hệ thống cơ sở dữ liệu người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Thứ hai, thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua đó ổn định, phát triển thị trường lao động ngoài nước truyền thống, chú trọng khai thác thị trường lao động, công việc có điều kiện làm việc tốt, an toàn và có thu nhập cao cho người lao động. Kịp thời hỗ trợ và giải quyết các vấn đề phát sinh với người lao động. Đặc biệt, phối hợp với cơ quan chức năng nước sở tại sớm tổ chức các chuyến bay đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và đón người lao động hết hạn hợp đồng về nước.

Thứ ba, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về lĩnh vực người lao động đi làm việc ở nước ngoài để nâng cao nhận thức của người dân và xã hội, đồng thời qua đó ngăn ngừa, hạn chế tình trạng lừa đảo, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Lưu ý khi đưa các thông tin về vụ việc người lao động ở nước ngoài, tránh để các tổ chức phản động lợi dụng nói xấu chủ trương, chính sách của ta về lĩnh vực này.

Thứ tư, tiếp tục nâng cao chất lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tăng cường chất lượng và hiệu quả công tác tuyển chọn và đào tạo người lao động (về ngoại ngữ, tay nghề và ý thức tổ chức kỷ luật) đáp ứng yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động, tạo vị thế của người lao động ở nước ngoài, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động, cũng như phòng tránh tình trạng lao động bị lạm dụng, cưỡng bức khi đi làm việc ở nước ngoài;

Thứ năm, tăng cường công tác quản lý trong hoạt động người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua thanh tra, kiểm tra, điều tra kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cũng như đề xuất sửa đổi, bổ sung những bất cập, tồn tại trong lĩnh vực này.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.