“Báo Đời sống & Pháp luật đưa tin trung thực, trách nhiệm”

“Báo Đời sống & Pháp luật đưa tin trung thực, trách nhiệm”

Thứ 5, 27/12/2012 23:49

Sau khi báo Sài Gòn Giải Phóng và Phụ nữ TP Hồ Chí Minh đăng tải bài viết xúc phạm danh dự Báo Đời sống & Pháp luật, nhiều bạn đọc và những người từng cộng tác với Báo đã gọi điện, gửi thư chia sẻ và lên tiếng yêu cầu Ban biên tập thể hiện chính kiến bảo vệ danh dự cho họ.

Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám- Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc Hội: “Trên Đời sống & Pháp luật, các bài báo đều có phân tích, đánh giá để định hướng dư luận rõ ràng”.

> Toàn cảnh vụ "bôi bẩn" đồng nghiệp của Sài Gòn Giải phóngPhụ nữ TP Hồ Chí Minh

ĐBQH Tô Văn Tám nhận xét: “Là cơ quan trung ương của Hội luật gia Việt Nam, báo ĐS&PL đã phản ánh được rất nhiều vấn đề pháp lí, liên quan đến pháp luật, cả những vấn đề bức xúc của xã hội. Thậm chí nhiều vấn đề tiêu cực của xã hội cũng được nhanh chóng cập nhật. Các bài báo đều có phân tích, đánh giá để định hướng dư luận rõ ràng. Từ đó có thể nhận xét, về mặt tổng thể đây là một tờ báo thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của một tờ báo chính thống, góp phần đưa một tiếng nói vào xã hội để thúc đẩy xã hội đi lên”.

Pháp luật - “Báo Đời sống & Pháp luật đưa tin trung thực, trách nhiệm”

Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám

Ông cũng khẳng định: “Báo ĐS&PL không chỉ phản ánh những vấn đề bức xúc của xã hội mà còn phản ánh được những vấn đề thường nhật của đời sống nhân dân, của các tầng lớp dân cư, kể cả mỗi cá nhân người dân. Đó là ưu điểm của tờ báo vì báo đã phản ánh được muôn mặt của đời sống, không vì thế mà nói là lá cải. Tôi thường xuyên đọc báo ĐS&PL và nhận thấy sau khi phản ánh một vấn đề, một vụ việc cụ thêỡ̉ thì tác giả đều có định hướng, phê phán hoặc có ủng hộ rất rõ ràng. Đó là những nội dung rất tích cực đóng góp cho cuộc sống mà tờ báo này đã làm được.

Trên một tờ báo gần đây có đưa ra ý kiến nhận định, ĐS&PL đã đưa các thông tin về tình, tiền, tội, một cách không trung thực, tôi cho rằng đó chỉ là ý kiến của cá nhân. Theo ý kiến của tôi, trên thực tế Báo ĐS&PL thông qua các chuyên mục đã đề cập đến các vấn đề của xã hội một cách kịp thời, gần gũi với đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, các vấn đề được định hướng được chứ không chỉ đưa lên để gợi mở. Do vậy, đối tượng tìm đọc báo ĐS&PL khá phong phú, rộng khắp.

Tuy nhiên, ở một số vấn đề có tính vĩ mô, báo ĐS&PL đôi lúc cách viết hơi nặng nề, theo tôi, ban biên tập nên đưa nội dung vấn đề ra trao đổi cởi mở, tránh gây hiểu lầm”.

Trung tướng Phạm Quý Ngọ -Thứ trưởng Bộ Công an: “Báo ĐS&PL thông tin về vụ việc trung thực, trách nhiệm”

Vụ án Lê Văn Luyện thảm sát cả một gia đình để cướp vàng ở Bắc Giang đã gây rúng động dư luận. Trong quá trình đưa tin về vụ việc này, một số cơ quan báo chí đã “quá đà” đưa thông tin chưa kiểm chứng khiến dư luận bức xúc, các cơ quan quản lý báo chí đã nhắc nhở.

Pháp luật - “Báo Đời sống & Pháp luật đưa tin trung thực, trách nhiệm” (Hình 2).

Trung tướng Phạm Quý Ngọ

Thời điểm đó, Trung tướng Phạm Quý Ngọ - Thứ trưởng Bộ Công an đã nhận xét như sau: “Qua vụ án, tôi thấy lực lượng truyền thông báo chí vào cuộc rất tích cực, góp phần khơi dậy phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, chia sẻ nỗi đau, mất mát của gia đình bị hại và cảnh báo cho xã hội. Nhưng có một số tờ báo, trang điện tử thông tin mang tính chất thương mại giật gân không đúng sự thật. Nguyên tắc của chúng tôi là báo chí chỉ đăng tải khi cơ quan điều tra đưa ra những thông tin chính thức. Đằng này khi chúng tôi chưa phát ngôn thì một số phóng viên tự tung ra thông tin cứ như mình là người trong cuộc, rồi tham khảo một số tài liệu chưa đầy đủ để vội vàng định lượng hình phạt, như vậy khác nào "vẽ đường cho hươu chạy", gây bức xúc trong nhân dân khiến họ hoài nghi pháp luật không nghiêm. Đó còn là sự vô cảm trước những mất mát, đau thương của gia đình bị hại, ảnh hưởng tới những bài báo, những tờ báo định hướng dư luận tốt và đặc biệt là ảnh hưởng tới quá trình điều tra. Tôi khẳng định rằng, đến giờ, chưa tập thể, cá nhân nào trong các cơ quan tố tụng đưa ra ý kiến về lượng hình đối với vụ án này vì mức độ nghiêm trọng của nó.

Pháp luật - “Báo Đời sống & Pháp luật đưa tin trung thực, trách nhiệm” (Hình 3).

Cận cảnh vụ "bôi bẩn" đồng nghiệp của báo Sài Gòn Giải phóng và báo Phụ nữ TPHCM trên ấn bản báo giấy Người đưa tin. Ảnh chụp từ báo giấy.

> Mạng xã hội phẫn nộ vì "đòn bẩn" của Sài Gòn Giải phóng Phụ nữ TP HCM đánh đồng nghiệp

Tới đây, khi kết thúc chuyên án, chúng tôi sẽ có văn bản kiến nghị Ban Tuyên giáo Trung ương và một số cơ quan báo chí về việc này. Trong số những tờ báo thông tin tích cực, tôi đánh giá Báo Đời sống & Pháp luật thông tin về vụ việc trung thực, trách nhiệm. Ngoài việc đến nhà chia buồn, động viên người thân nạn nhân, các đồng chí phóng viên đã xuống tận cơ sở gặp từ người dân, tổ dân phố, chính quyền, công an xã đến lực lượng chức năng cấp tỉnh, cấp Bộ thu thập thông tin một cách khách quan để đưa ra những bài viết sâu sắc, có tính thuyết phục và định hướng dư luận xã hội. Khi được tiếp xúc với đối tượng, phóng viên cũng không đi sâu vào những tình tiết man rợ để câu khách, đã khai thác những trạng thái tâm lý của một con người mà trước đó anh ta mang trái tim quỷ dữ. Những khai thác của phóng viên Báo Đời sống & Pháp luật là tài liệu giúp cơ quan điều tra tham khảo vận dụng để củng cố chứng cứ của vụ án".

"Chưởng sex" kinh hoàng trên Phụ nữ TPHCM, tờ báo dành cho phái đẹp:

“Nên nhớ, phương tiện của các ông lên bờ xuống ruộng vì chuyện to, nhỏ thì uyên ương phòng của các cô cũng có thể rơi vào cảnh lớn, bé. Như vậy hoàn toàn có thể xảy ra kịch bản: không phải cái bên ông bé mà là phía bên bà kém đàn hồi hay tệ hơn, mắc một khuyết tật nào đó. Một kiểu sát hạch sai cơ bản nữa là bên cho điểm chỉ căn cứ tình hình công cụ lúc làm dân mà xem xét không thỏa đáng tư thế chàng lúc làm lính. Nên nhớ, cái ấy là một tổ chức co giãn, và người ta nhận thấy cái nào lúc gươm tra vào vỏ có vẻ rụt rè, yếm thế lại có biên độ giãn nở lớn lúc tuốt gươm so với những cái bình thường to cao"

Anh Trần Trung Hậu, ngụ xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An: “Họ nói vậy khác nào bảo chúng tôi là tầng lớp thấp, thô tục và trơ trẽn”

Không ngần ngại bày tỏ ý kiến của mình. Anh Hậu cho biết: “Tôi rất hay đọc báo, mỗi lần tôi mua không phải là 1 tờ mà là nhiều tờ. Bên cạnh Tuổi Trẻ, tôi cũng là độc giả trung thành của ĐS&PL. Hôm qua, khi đọc những bài có nội dung phê phán báo ĐS&PL tôi thật sự rất sốc. Tôi biết nghề nào cũng có sự cạnh tranh, nhưng đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến một cuộc “bút chiến” như vậy. Tôi cũng chỉ là một người bình thường, nhưng tôi nhận thấy rằng tuy ĐS&PL cũng có khi bị “sạn”, mỗi lần phát hiện ra, tôi thường gọi về đường dây nóng của báo và nhận được rất nhiều lời cảm ơn. Điều tôi cảm thấy vui nhất là ĐS&PL đã ngày càng hoàn thiện hơn.

Pháp luật - “Báo Đời sống & Pháp luật đưa tin trung thực, trách nhiệm” (Hình 4).

Anh Trần Trung Hậu

Nhưng mấy hôm qua khi tìm đọc bài báo phê phán trên Phụ Nữ và SGGP tự nhiên tôi thấy rùng mình. Họ viết như vậy khác nào những độc giả thường xuyên đọc báo ĐS&PL như chúng tôi là tầng lớp thấp, chuyên dung nạp những thứ “thô tục và trơ trẽn”. Mỗi báo có mỗi tiêu chí riêng, vì thế tôi đọc được cả Tuổi Trẻ lẫn ĐS&PL. Tôi nghĩ muốn góp ý hay gì đó, các báo khác nên làm theo kiểu nội bộ, chớ công khai trên mặt báo như thế này quả thật khiến cho độc giả dù không muốn cũng dễ hiểu lầm về họ”.

Nhóm PV (ghi)


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.