Về vấn nạn tự ý đưa nước mặn vào ruộng lúa, phá vỡ quy hoạch như nói trên, chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã có nhiều văn bản chỉ đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), Sở Tài nguyên - Môi trường (TNMT) và cơ quan chức năng các huyện xử lý dứt điểm. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, tình trạng vẫn chưa có dấu hiệu khả quan, thậm chí còn có nguy cơ lan rộng, đe dọa xóa sổ luôn cánh đồng mẫu của các địa phương, trong đó nghiêm trọng nhất là ở huyện Thới Bình.
Nguy hại từ ruộng hàng xóm
Ngồi tiếp chuyện với PV Người Đưa tin, ông Trần Văn Hà (ấp 3 xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình) chỉ tay vào mấy chục bao lúa còn chất đống sau nhà, cười chua chát: “Đấy 12 công đất thu hoạch được nhiêu đây nhưng đem bán không ai mua, do nước bị nhiễm mặn nên lúa thu hoạch toàn lúa lép. Vụ rồi chỉ gặt được 2 công (1 công bằng 1000 m2) nằm cách xa chỗ người ta nuôi tôm, còn 10 công chỉ ‘mót’ được 12 bao lúa, nhưng toàn lúa lép”.
Ông Trần Văn Hà đã cuốc đất đắp bờ bao để sẵn sàng nuôi tôm
Ông Hà thông tin, do ruộng lúa của nằm ngay cạnh vuông tôm của ông Phan Văn Trung, người mới lấy nước mặn vào nuôi tôm từ đâu năm nay nên nước mặn thấm qua gây thiệt hại gần như toàn bộ diện tích trồng lúa của gia đình. “Làm lúa không hiệu quả nên giờ gia đình phải gánh nợ mấy chục triệu đồng chi phí mua phân bón, thuốc trừ sâu, công cán thuê mướn...không biết lấy đâu ra tiền để trả”, ông Hà vừa nói vừa lắc đầu nhìn ra đồng lúa của gia đình một cách đau đớn.
Gia đình bà Lê Kim Yến (cùng ấp với ông Hà) trồng gần 0,5ha lúa nhưng theo bà Yến thì gia đình chẳng thu được một bông lúa nào mà còn tốn công, tốn của. Bà Yến thông tin, từ trước tới nay, năm nào gia đình bà cũng thu hoạch trung bình từ 13 đến 15 bao lúa/100m2, có năm lên đến 18 bao nhưng vụ rồi thì tìm một bông lúa không ra. “Khi l