Đem thắc mắc này, PV báo Người đưa tin hỏi nhà sử học Dương Trung Quốc, ông khẳng định: "Báo chí chả liên quan gì đến cuộc thi hoa hậu thời Pháp thuộc. Chữ "đông pháp" đúng là có liên quan Đông Dương, thuộc địa của Pháp. Nhưng đó là một cách gọi, cách dịch mà thôi, nếu dùng từ nguyên gốc là tưầ Anh-đô-sin (Anh-đô là Ấn Độ, sin là Trung Quốc (china). Nếu chữ "đông pháp" mang ý nghĩa thuật ngữ địa lý học thì khảo cứu rất rộng lớn, vì Myanma cũng nằm trong ranh giới giữa hai khối đông pháp. Thường thì nếu gọi cho đúng theo chuẩn mực hành chính thì phải gọi là Anh-đô-sin (xứ Đông Dương thuộc Pháp nên viết tắt là Đông pháp). Người ta cứ nhầm ba nuớc thuộc địa của Pháp gọi là Đông Dương, thực ra thuộc địa của Pháp gồm 5 xứ. Chính vì lẽ đó, không chỉ có Việt Nam mới có báo Đông Pháp mà ở một số nước khác cũng có báo Đông Pháp. Và Đông Pháp chỉ là từ chỉ địa lý thường nó gắn với tiêu chí của báo để thành tên gọi của tờ báo hoàn chỉnh như Đông Pháp thời báo, Đông pháp bán nguyệt san…".
Tiểu thư Hà Thành Nguyễn Thị Hồng
Cũng theo lý giải của ông Quốc, thời điểm năm 1945 Nhật tràn sang Việt Nam, thì các báo phải đổi từ Đông Pháp thành Đông phát. Do đó, báo Đông pháp cũng chỉ là một danh xưng mang tính địa lý, chứ không phải cuộc thi hoa hậu đăng trên tờ Đông Pháp mà là hoa hậu của Đông Pháp (Hoa hậu Đông Dương).
Chưa từng có cuộc thi “Hoa hậu Đông Dương” Trước thông tin có cuộc Liên hoan người đẹp ba nước Đông Dương, liệu cuộc thi này có kế thừa hay liên tưởng gì đến giai thoại "Hoa hậu Đông Dương", nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định: "Nếu mà bây giờ hiểu Đông Dương theo nghĩa địa lý thì có những người đẹp ở Lào, Campuchia, Việt Nam tham dự thì sẽ gọi là Hoa hậu Đông Dương. Đó là ý tưởng của những người hiện đại thôi, còn sâu xa từ thời Pháp thuộc không có sự kế thừa gì, vì tôi nhắc lại…chưa từng có cuộc thi Hoa hậu Đông Dương". |
Ngày xưa không có cái gọi là Hoa hậu Đông Duơng vì không có cuộc thi nào của ba nước cả. Người ta có thể có những cuộc thi như đi xe đạp qua ba nước Đông Dương. Hoặc ở một hội chợ nào đó, trong đó tổ chức tại Lào hoặc Campuchia và Việt Nam tham gia có thi người đẹp mà ai đó đoạt giải cũng gọi là hoa hậu. Có lẽ vì thế, mới có chuyện báo chí sau này viết, tiểu thư Hà hành Nguyễn Thị Hồng đoạt danh hiệu Hoa hậu Đông Dương tổ chức tại Campuchia. Thực tế, thủ phủ của Đông Dương vẫn là Hà Nội và Sài Gòn nên chuyện những sinh hoạt của thuộc địa Pháp nằm trong khuôn khổ thuộc địa thôi. "Hoa hậu Đông Dương chỉ là những giai thoại. Đó là một cách gọi tùy tiện mà đến nay tôi vẫn chưa biết và chưa rõ có ai gọi Hoa hậu Đông Dương", ông Quốc nói.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cũng cho rằng: Cuộc thi hoa hậu khi khánh thành chợ Rồng (Nam Định)- nó chỉ là những cuộc thi nhẹ nhàng vui vẻ chứ không quy mô mang tính chất quốc gia bây giờ. Tuy nhiên cách làm của nó, uy tín thì có thể tạo nên một cái giá trị nào đó. Ngày xưa họ quan niệm đơn giản chứ không phải như bây giờ cái gì cũng quy về chuẩn mực xã hội chính thống.
Khi những phụ nữ đến với cuộc thi nếu đoạt ngôi vị cao nhất mà mọi người gọi là Hoa hậu, như thế họ có thể tạo nên danh giá cho mình. Từ danh hiệu ấy, nếu là phụ nữ bình dân họ có thể được những vị "quan Tây, quan Ta" để mắt đến nên dễ dàng bước chân vào sinh hoạt trong xã hội thượng lưu.
Ngày xưa có những cái tổ chức là xe hoa, diễu phố thì có xuất hiện của những người đẹp, người mẫu. Do nhu cầu xã hội, người Pháp rất muốn tuyên truyền về xứ Đông Dương, rất tự nhiên ở mức độ dân tộc học, họ tuyển những người mẫu chụp ảnh mong muốn gửi đi một thông điệp nào đó. Xuất xứ của nghề người mẫu có từ đấy, khi đầu thế kỉ XX. Nhà sử học Dương Trung Quốc có bộ sưu tập một người đẹp chụp nhiều bức ảnh được đưa vào tạp chí trong những tâm thế khác nhau, họ đóng nhiều vai khác nhau. Đó là những người mẫu của thời xưa.
Hà Lan
Đọc báo trên mạng di động của Viettel. Những bí ẩn y khoa chưa có lời giải mà bất kỳ ai cũng cần quan tâm, soạn: DK YK gửi 9222, những khoảnh khắc thay đổi số phận con người, soạn DK KK gửi 9222. |