Đầu tiên là lúc khởi động xe, khi đề xe mà có tiếng "quẹt" trở lại mà vẫn không nổ máy đc. Thậm chí còn không đề tiếp tục được nổ thì có thể là bộ đề xe bạn cần được thay thế. Khó đề có lí do nữa là không đủ điện và cần được bảo dưỡng để kiểm tra lỗi hệ thống sạc. Lúc này, buộc bạn phải dùng cần khởi động để có thể nổ máy.
Trên động cơ, rơ - le của xe có tác động hút nhả nhằm cho vành răng ăn khớp với vành răng khởi động. Khi đề xe mà phát hiện tiến “tanh tách” bởi vì nguồn cung cấp điện cho cuộn hút không ổn định khi chạy qua rơ - le khiến việc hút nhả diễn ra liên tục dễ gây ra hiện tượng trượt đề, vỡ, hỏng răng.
Một dấu hiệu nữa khi xe khó nổ mà người ta sẽ nghĩ đến ngay là bugi. Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bugi không hoạt động bình thường như rửa xe nước vào bugi, đi xe trời mưa, ngập nước. Những xe máy đời cũ thường dẫn dễ gặp phải tình trạng nước vào bugi do đầu tẩu không được kín kẽ, không ngăn cản được nước. Bugi cũng rất dễ bị bám muội do bị dầu rỉ vào nên cần kiểm tra và lau sạch muội để đảm bảo điện có thể truyền cho buồng đốt của động cơ.
Khi xe có hiện tượng dắt số, số nặng khó vào là những dấu hiệu dễ nhận biết khi bộ ly hợp xe số đã hỏng không còn hoạt động được bình thường nữa. Búa côn không ngắt dứt khoát khi ga nên xe tăng tốc hoặc giảm sẽ bị giật và có tiếng hú từ máy.
Giảm xóc là bộ phận tạo cho người điều khiển xe cảm thấy êm ái khi lái xe, với đường xá nhiều “ổ gà” như ở Việt Nam thì việc giảm xóc nhanh hỏng là điều khó tránh. Khi phát hiện có tiếng kêu cót két là những dấu hiệu đầu tiên để nhận biết về sự xuống cấp của giảm xóc. Lúc này, có thể lò xo bị gỉ, ống giảm xóc bị méo dẫn đến cọ xát với thân ống bọc. Ở cuối thân giảm xóc có gỉ dầu bám ướt hoặc khi xe chạy qua các ổ gà phát ra tiếng kêu lộc cộc, điều này cho thấy, xe của bạn đã bị chảy dầu ti thủy lực.
Nếu xe bạn có dấu hiệu ăn nhiều xăng hơn bình thường là do lọc gió lâu ngày không được vệ sinh nên bụi bám khiến nó không phát huy được chức năng của mình. Ngoài ra, việc chế hòa khí cũng là vấn đề khiến xe tiêu thụ nhiều nhiên liệu khi những cặn ở xăng sẽ đọng lại, cần được sục chế để đảm bảo hoạt động bình thường.
Xăng bị chảy thành giọt từ ống xả xăng là hiện tượng xe bị chảy xăng dư, bạn nên kiểm tra ngay tình trạng của pontu, phao xăng, bình xăng con. Ngoài ra, hệ thống điện cũng rất dễ bị chập sau khi tiếp xúc với nước dẫn đến các hiện tượng hỏng IC, ắc – quy, bộ phát.
Sau quãng thời gian dài sử dụng, xe nào cũng hầu hết có chung những hiện tượng như trên. Việc kiểm tra, phát hiện sớm những vấn đề này sẽ tránh tình trạng hư hỏng nặng và qua đó đảm bảo an toàn về sức khỏe cho con người.
Xuân Khải