Bạo lực học đường: Chuyện nhỏ không xử lý đúng sẽ thành chuyện lớn

Bạo lực học đường: Chuyện nhỏ không xử lý đúng sẽ thành chuyện lớn

Đỗ Thị Thơm

Đỗ Thị Thơm

Chủ nhật, 30/10/2016 07:43

“Giáo viên cần phát huy trách nhiệm của mình cao hơn nữa để phát hiện sớm mâu thuẫn. Bởi từ những sự việc trẻ con nếu không có giải pháp xử lý đúng thì có thể sẽ thành chuyện lớn".

Học sinh muốn giải quyết mâu thuẫn bằng nắm đấm nhiều hơn là ngồi lại nói chuyện với nhau. Đáng ngại hơn, vấn nạn bạo lực học đường không chỉ xảy ra giữa các em học sinh, nó đang “lan” sang cả phụ huynh và giáo viên.

Bên hành lang kỳ họp thứ 2, QH khóa XIV, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ĐBQH Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH xung vấn đề này.

Xã hội - Bạo lực học đường: Chuyện nhỏ không xử lý đúng sẽ thành chuyện lớn

 ĐBQH Phạm Tất Thắng: "Thầy cô phải là tấm gương mẫu mực về ứng xử".

Thời gian vừa qua, chúng ta liên tục phải nghe, chứng kiến các vụ bạo lực trẻ mầm non, học sinh đánh nhau. Giáo viên bạo lực với học sinh, phụ huynh vào trường đánh giáo viên… Theo ông tại sao, vòng xoáy bạo lực học đường dường như gia tăng thời gian qua?

Tôi cho rằng cần đánh giá công bằng một chút như thế này. Thời gian qua, hiện tượng bạo lực trong học đường, yếu tố liên quan đến học đường có vẻ tăng. Hiện tượng này phải đặt trong bối cảnh gần đây hiện tượng bạo lực trong đó có bạo lực học đường là có dấu hiệu gia tăng.

Thứ hai là trước đây việc học sinh đánh nhau dường như chúng ta không để ý, không thông tin. Nhưng hiện nay, sự phát triển của thông tin đại chúng, chuyện học sinh đánh nhau dễ bị ghi nhận, thông tin lên làm dư luận chú ý.

Thứ ba, bạo lực không chỉ xảy ra ở học đường mà nó có sự liên quan đến việc sử dụng bạo lực trong xã hội có xu hướng tăng nhiều hơn trước đây.

Bạo lực học đường xảy ra và nó không chỉ dừng lại ở những cơn đau chốc nhát. Thậm chí, từ bạo lực học đường, một học sinh tại Yên Bái đã tự tử và mãi mãi ra đi. Có lẽ chúng ta không thể chỉ dừng lại ở phê phán mà phải có giải pháp hạn chế hiện tượng này, theo ông đâu là việc phải làm ngay?

Đây quả thực là vấn đề khó. Bởi vì như tôi đã nói ở trên, bạo lực không chỉ xảy ra trong nhà trường mà còn xảy ra ở trong xã hội. Nó có liên quan đến đạo đức, văn hóa ứng xử trong xã hội. Văn hóa, đạo đức thì không thể thay đổi trong ngày một ngày hai hay một vài tháng. Nó cần quá trình nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi...

Nhưng rõ ràng, nhà trường cần tăng cường giáo dục đạo đức, sự kết nối, lan tỏa yêu thương trong môi trường sư phạm. Báo chí và xã hội cần có cái nhìn đúng về các sự việc này. Đồng thời hướng dẫn, cung cấp hành vi chuẩn trong xã hội để tránh làm gương, hạn chế bạo lực, phê phán các hành vi cư xử không đúng chuẩn trong xã hội của chúng ta.

Với các sự việc liên quan đế nhà trường, phụ huynh học sinh như vụ ở Yên Bái, tôi thấy rằng nhà trường, giáo viên cần phát huy trách nhiệm của mình cao hơn nữa để phát hiện sớm mâu thuẫn nhỏ của học sinh. Bởi từ những sự việc trẻ con nếu không kịp thời phát hiện, có giải pháp xử lý đúng thì có thể sẽ thành chuyện lớn.

Như vụ việc ở Yên Bái, nhà trường, thầy cô, gia đình nếu có thể phát hiện, có ứng xử phù hợp, có kỹ năng giải quyết xung đột thì  chúng ta có thể ngăn chặn được hậu quả đau lòng xảy ra.

Với tư cách là một ĐBQH của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH, ông có kiến nghị gì với Bộ trưởng bộ Giáo dục về vấn đề này?

Các trường học có khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn”. Học sinh đến trường không phải chỉ để học chữ mà còn để học làm người. Phương châm đó là đúng. Nhưng rõ ràng, nhà trường cần tăng cường có giải pháp liên quan đến đạo đức và văn hóa ứng xử trong nhà trường.

Ngành giáo dục phải tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục công dân, kết nối, lan tỏa yêu thương trong nhà trường. Việc này không chỉ phải làm với học sinh mà cả giáo viên cũng phải làm.

Gần đây, ngành Y tế có những cuộc phát động nâng cao y đức. Tôi nghĩ ngành giáo dục cũng phải chú trọng yếu tố đó.

Thầy cô phải là tấm gương mẫu mực. Đặc biệt, mẫu mực qua ứng xử phù hợp đúng với vai trò, trách nhiệm, yêu cầu của một người thầy.

Chúng ta cũng phải nhìn nhận từ hai chiều. Với các hành vi ứng xử không đúng với thầy cô giáo, xã hội cũng phải lên án, ngược lại thầy cô nào không thực hiện đúng chức trách, nhiệm của mình thì cũng phải có xem xét, nhắc nhở, thậm chí là xử lý phù hợp để nêu cao vai trò người thầy trong nhà trường.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Đỗ Thơm

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.