Báo Mỹ đưa tin 'Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam'

Báo Mỹ đưa tin 'Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam'

Thứ 3, 19/02/2013 | 08:17
0
Tạp chí Christian Science Monitor của Mỹ mới đây đăng bài về việc thu thập bản đồ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Trần Đình Thắng. Đây là bài báo đầu tiên ở Mỹ khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam.

Thời gian qua, một số tờ báo Mỹ đã nói về tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và các nước Châu Á. Nhưng bài viết vừa qua trên tạp chí Christian Science Monitor - tờ báo khá lớn, thuộc thể loại báo chính trị, phát hành cả ở Mỹ và quốc tế - là bài đầu tiên ở Mỹ có dòng chữ khẳng định “Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam”, dù đó là lời phát biểu của cá nhân anh Trần Thắng.

Dưới đây là bài viết của Mai Ngọc Châu, đang học thạc sỹ báo chí ở Boston về việc trên.

Tiêu điểm - Báo Mỹ đưa tin 'Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam'

Trần Đình Thắng có trong tay 150 tấm bản đồ và ba tập bản đồ cổ Trung Quốc, trong đó chỉ ra rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ là một phần của Trung Quốc.

Nghĩa vụ giữ gìn đất nước

Năm 1995, Trần Đình Thắng, một Việt kiều Mỹ, mời giáo sư Trần Văn Khê từ Đại học Sorbonne (Pháp) - chuyên gia về âm nhạc Việt Nam, đến nói chuyện tại Đại học Connecticut (trường Uconn – Mỹ). Lúc đó anh là sinh viên năm thứ ba ngành cơ khí và là Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam của trường. Thắng nhận ra rằng, cuộc gặp với một biểu tượng văn hóa Việt Nam đã đánh thức trong anh tình yêu với quê hương. “Chính giáo sư Khê đã cho tôi sức mạnh nội tại để theo đuổi việc trao đổi văn hóa", Trần Thắng nói.

Giờ đây tình yêu của Thắng với tất cả những gì mang tính Việt Nam còn kết hợp với một sự say mê khác: Sưu tập bản đồ cổ. Anh đã có trong tay 150 tấm bản đồ và ba tập bản đồ cổ Trung Quốc, trong đó chỉ ra rằng các quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa chưa bao giờ là một phần của Trung Quốc như nước này tuyên bố, mà thực ra là thuộc về Việt Nam.

Các chuyên gia về biển Đông nói rằng, nếu các tranh chấp biển đảo được đưa ra Tòa án Công lý Quốc tế, bộ sưu tập bản đồ của Trần Thắng có thể được dùng làm bằng chứng lịch sử để phản bác các đòi hỏi của Trung Quốc. “Là người Việt, tôi có nghĩa vụ giữ gìn đất nước”, Trần Thắng nói. Anh luôn mong muốn biến những suy nghĩ của mình thành hành động. Trần Thắng sống cùng bố mẹ ở West Hartford, bang Connecticut. Gia đình anh sang Mỹ từ năm 1991. Sau khi tốt nghiệp ngành cơ khí ở đại học Uconn, Trần Thắng tiếp tục lấy bằng thứ hai về quản lý và kỹ thuật, rồi anh làm việc cho công ty Electric Boat. Hiện Thắng là kỹ sư của công ty Prat & Whitney, một nhà sản xuất linh kiện máy bay.

Trần Thắng bắt đầu sưu tập bản đồ cổ từ tháng 7/2012 với suy nghĩ rằng những bản đồ đó sẽ giúp bảo vệ chủ quyền Việt Nam. Anh lên mạng eBay, tìm kiếm các từ khóa như “Bản đồ Trung Quốc”, “Bản đồ Đông Dương”, “Đảo Hải Nam”. Anh nói: “Các công trình của người phương Tây thường dựa trên cơ sở khoa học, vì thế tôi cho rằng các bản đồ cổ do phương Tây vẽ có thể là bằng chứng khoa học về chủ quyền của Việt Nam”.

Trần Thắng tìm kiếm trên mạng, liên hệ với các nhà sử học, lấy ý kiến của các chuyên gia về biển Đông từ Mỹ đến Việt Nam. 150 bản đồ và 3 tập bản đồ anh sưu tập được xuất bản ở Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Canada, Ấn Độ và Trung Quốc từ 1626 đến 1980. “Khoảng 80 tấm bản đồ và 3 tập atlas chỉ rõ, biên giới phía nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, và 50 bản đồ chỉ rõ các quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa thuộc về Việt Nam", Trần Thắng cho biết.

Tiến sỹ Trần Đức Anh Sơn của Viện Phát triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng khẳng định, bộ sưu tập của Thắng đã cung cấp thêm bằng chứng lịch sử và khoa học để chứng minh chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa Trường Sa, bác bỏ đòi hỏi vô lý của Trung Quốc với hai quần đảo này. Còn giáo sư danh dự Đại học New South Wales (Australia), ông Carl Thayer, nói rằng bộ sưu tập của Trần Thắng cho thấy sự đối lập trong đòi hỏi của Trung Quốc.

Trái tim ở Việt Nam

12 năm qua, Trần Thắng đi lại như con thoi giữa Mỹ và Việt Nam, tổ chức khoảng 60 hội thảo mùa hè về du học tại Mỹ, với sự giúp đỡ từ kinh nghiệm trực tiếp của hàng trăm người Mỹ gốc Việt. Hàng chục trường đại học Mỹ và Việt Nam giờ là đối tác của IVCE để trao đổi các đoàn và thiết lập các chương trình hợp tác. IVCE cũng đã tổ chức 44 sự kiện khắp nước Mỹ đề giới thiệu về âm nhạc, nghệ thuật cổ truyền, mỹ thuật, văn học, chiếu phim tài liệu và phim truyện Việt Nam.

“Trần Thắng sống ở Mỹ, nhưng trái tim anh ấy ở Việt Nam”, nữ diễn viên điện ảnh Hồng Anh nói. Cô đã tham gia cùng Trần Thắng trong chuyến đi tới các trường đại học vùng đông bắc nước Mỹ hồi tháng 11/2012.

Còn giáo sư Trần Văn Khê, người trở thành thầy giáo của Trần Thắng, thì nói: “Thắng đã cống hiến cho nhiều chương trình có ích cho Việt Nam theo nhiều cách khác nhau. Nhưng Thắng không bao giờ khoa trương về những gì mình đã làm”.

Trần Thắng nói, anh cảm thấy mình có nghĩa vụ làm việc vì đất nước: “Đó là nhiệm vụ của đời tôi".

Theo Lao Động

Báo Mỹ công bố ảnh hiếm về chiến tranh Việt Nam

Thứ 2, 28/01/2013 | 14:02
Phóng viên ảnh Larry Burrows của tạp chí Life đã trải qua rất nhiều nguy hiểm để “bấm” được những khoảnh khắc được cho là những minh chứng hùng hồn nhất cho cuộc chiến tranh vô cùng thảm khốc này.

Biển Đông không dành cho kẻ thiếu can đảm

Thứ 2, 18/02/2013 | 07:56
Tờ Energy Tribune nhận định, bất kể nước nào chiến thắng đi chăng nữa thì việc khai thác dầu khí trên Biển Đông không dành cho kẻ thiếu can đảm.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga ra đòn chính xác, 3 hệ thống phòng không Ukraine bị phá huỷ

Thứ 7, 01/06/2024 | 15:00
Ba hệ thống phòng không 9K33 Osa của Ukraine bị quân đội Nga vô hiệu hoá ở hướng Kharkov.

Quốc gia NATO cảnh báo tránh hành động "hấp tấp" khi vũ trang cho Ukraine

Chủ nhật, 02/06/2024 | 06:00
Ngoại trưởng Italy cho biết, nước này sẽ gửi một gói viện trợ khác cho Ukraine, nhưng sẽ không gửi binh sĩ dù chỉ một người.

Chuyện chưa kể về bến Lộc An - huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển

Chủ nhật, 02/06/2024 | 10:35
Trong những năm kháng chiến, bến Lộc An là nơi tập kết vũ khí, đạn dược góp phần làm nên đường Hồ Chí Minh huyền thoại trên biển, lưu dấu ấn về đoàn tàu không số.

Nga sẽ đóng thêm 9 tàu phá băng phục vụ vận tải ở Bắc Cực

Thứ 7, 01/06/2024 | 06:00
Việc đóng tất cả các tàu chở hàng và tàu phá băng theo kế hoạch trong bối cảnh các hạn chế do trừng phạt là thách thức chính cho dự án của Nga ở Bắc Cực.

Hàng không Nga không kích chính xác, kho đạn Ukraine nổ tung

Thứ 7, 01/06/2024 | 13:31
Một vụ nổ thứ cấp đã được báo cáo sau khi tên lửa Nga tấn công nhà máy Niochim. Điều này cho thấy có một lượng lớn chất nổ được cất trữ tại khu vực nhà máy.