Trọng tâm bài phân tích của tác giả Ian Nikolaevna Martynov, chuyên gia Viện nghiên cứu Luật - Tài chính quốc tế Ural Nga tập trung vào sự tăng cường rất lớn mối quan tâm trong lĩnh vực quân sự - chính trị cùng với những hành động và sự tham gia mạnh mẽ của chính quyền Washington, cụ thể là sự phát triển mối quan hệ đồng minh với Philippines và Thái Lan, tăng cường hợp tác hợp tác với các nước tiềm năng khác trong khu vực như Việt Nam, Indonesia, Singapore và Malaysia.
Chính sách đối ngoại của Mỹ ở Đông Nam Á của chính quyền ông Barak Obama bao hàm các nội dung “Thắt chặt mối quan hệ đồng minh vốn có và phát triển các mối quan hệ đối tác chiến lược mới”. Có thể nhận thấy rằng, hội chứng Việt Nam có những hậu quả nhất định cho định hướng đối ngoại chính trị của Mỹ. Một thời gian dài sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ đã không quan tâm nhiều đến khu vực Đông Nam Á và đã có không có chiến lược đối ngoại chính trị rõ ràng đối với khu vực đặc biệt này.
Tàu tác chiến ven bờ USS Freedom đồn trú tại Singapore và sắp tham gia cuộc tập trận với Philippines vào đầu tháng 7 tới ở Biển Đông.
Sự tham gia của Washington vào những vấn đề khu vực chỉ giới hạn trong những phản ứng giãn đoạn có tính tức thời khi xuất hiện các cuộc khủng hoảng, còn các cuộc viếng thăm chính thức thì rất hãn hữu và được chuẩn bị sơ sài. Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998. Chính quyền của ông Bill Clinton đã không giúp đỡ các nền kinh tế châu Á vượt qua khủng hoảng, trên thực tế trong suốt giai đoạn này đã để cho ASEAN chủ động dẫn đầu tiến trình hội nhập. Trong những năm đó, nội dung chiến lược chủ yếu của Mỹ tại châu khu vực châu Á-Thái Bình Dương tập trung vào sự phát triển của mối quan hệ với các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á chỉ chiếm vị trí ngoại biên trong chính sách đối ngoại.
Chỉ khi người Mỹ quyết định mở “mặt trận thứ hai” trong cuộc chiến chống khủng bố sau sự kiện cuộc tấn công khủng bố ngày 11.9.2001, Washington bắt đầu mở rộng cấp độ tham gia của Mỹ vào các vấn đề của khu vực. Năm 2002, Mỹ và 10 nước trong khối ASEAN đồng ký Tuyên bố chung về hợp tác hữu nghị chống khủng bố quốc tế. Theo đuổi mục tiêu cuộc chiến với mạng lưới các tổ chức khủng bố và ngăn chặn các tổ chức cực đoan biến Đông Nam Á thành lò lửa của các chiến dịch khủng bố, Mỹ đã tăng cường hợp tác quân sự với các nước như Philippines, Thái Lan, Singapore và Indonesia. Nhưng cũng phải nhận định rằng, trong giai đoạn này, những lợi ích của Mỹ chủ yếu vẫn giới hạn trong khuôn khổ đấu tranh chống khủng bố quốc tế, chính sách hợp tác phát triển theo hướng phục hồi dần dần của các quan hệ quân sự - chính trị với các nước trong khu vực của Hoa Kỳ cơ bản trên quan hệ song phương.
Trong suốt giai đoạn những năm 1990, sự thể hiện “không quan tâm” của Mỹ đối với Đông Nam Á đã cho phép Trung Quốc – đến lượt mình – phát triển mạnh mẽ các chính sách chính trị đối ngoại, kinh tế đối ngoại và tăng cường vị thế của mình mà không gặp sức cản nào đáng kể. Như nhà nghiên cứu người Trung Quốc Tao Venchzhao đã chỉ ra rằng, sự quan tâm của Mỹ chỉ thực sự xuất hiện khi mà người Mỹ phát hiện ra rằng, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đã phát triển quá mạnh mẽ và bao trùm cả khu vực, cán cân lực lượng tại Đông Nam Á đã đi ngược lại lợi ích của phía Hoa Kỳ.
Trung Quốc đã lợi dụng sự lơ là của Mỹ để triệt để mở rộng ảnh hưởng về mọi mặt ở khu vực và thế giới.
Theo thời gian, nhận thức về việc cần thiết phải tăng cường sự hiện diện của Mỹ trong khu vực Đông Nam Á chỉ xuất hiện vào những năm cầm quyền cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống George W. Bush nhưng được thể hiện đầy đủ trong chiến lược chính sách đối ngoại của chính quyền Barack Obama. Định hướng chiến lược được ca ngợi của Tổng thống Barack Obama trong chính sách năm 2009 với khẩu hiệu "Quay trở lại châu Á", đồng thời với sự thay đổi trọng tâm địa chính trị của Hoa Kỳ trong khu vực Châu Á cũng có nghĩa là một sự gia tăng rất lớn vai trò của Đông Nam Á trong chiến lược chính trị - quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Một kế hoạch toàn diện cho sự trở lại của Mỹ với châu Á chính thức tuyên bố vào năm 2011 với những dự kiến tăng cường hệ thống các mối quan hệ đồng minh hiện có trong khu vực, làm sâu sắc thêm mối quan hệ với các nước đang phát triển, mở rộng sự tham gia của Mỹ trong quan hệ hợp tác đa phương hóa, đa dạng hóa, mở rộng thương mại và hợp tác đầu tư vào các nước trong khu vực, đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa và nhân quyền. Trong bối cảnh tình hình Đông Nam Á hiện nay, điều này có nghĩa là cần phải tăng cường củng cố và phát triển các quan hệ liên minh với Philippines và Thái Lan, hội tụ với các nước có tiềm năng phát triển trong khu vực như Việt Nam, Singapore, Indonesia và Malaysia, tăng sự tham gia vào hoạt động của các tổ chức đa phương của khu vực, bao gồm cả hợp tác với ASEAN, thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa trong các quốc gia trong vùng Đông Nam Á.
Để quá trình "trở lại châu Á" được thực hiện tối ưu nhất, bằng chứng là sự phát triển của các sự kiện, phương pháp hiệu quả nhất là sự can thiệp trực tiếp của Washington vào mối quan hệ hiện tại giữa Trung Quốc và một số các nước ASEAN và châu Á có những tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.
Như vậy, cùng với sự tham gia của Washington bằng việc tăng cường quan hệ đồng minh Mỹ - Philippines mùa hè năm 2010, vấn đề biển Đông trong một thời gian dài nằm trong trạng thái không định hình đã có những chuyển biến mới. Trong giai đoạn từ 2010 đến 2011, những hoạt động hợp tác quân sự song phương theo cơ chế liên minh quân sự được tăng cường mạnh mẽ, Mỹ giúp Philippines hiện đại hóa hải quân. Tháng 1.2011, cuộc đối thoại chiến lược song phương Philippines-Mỹ lần đầu tiên được tiến hành, được đánh dấu bằng việc ký kết một thỏa thuận thành lập các nhóm công tác nghiên cứu các vấn đề nhằm tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực bảo vệ lãnh thổ và an ninh hàng hải. Tháng 11.2011, bộ trưởng ngoại giao của Hoa Kỳ và Philippines đã ký Tuyên bố Manila tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực quốc phòng. Các cuộc diễn tập quân sự chung Mỹ-Philippines đã diễn ra thường xuyên hơn.
Sự tham gia của Mỹ trong các vấn đề của Biển Đông được cụ thể hóa bằng một động lực mạnh mẽ trong phát triển của quan hệ Mỹ - Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực quân sự-chính trị. Những thể hiện gần đây nhất cho thấy mối quan tâm của Washington trong việc phát triển quan hệ với Việt Nam. Mỹ cần sự ủng hộ lớn từ nhiều quốc gia trong cuộc đối đầu tiềm tàng với Trung Quốc. Theo ước tính của các chuyên gia Mỹ, trong tương lai gần Việt Nam có thể phát triển thành quốc gia có "quyền lực trung bình" thể hiện một tác động đáng kể trong khu vực Đông Nam Á.
Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, thượng tướng Đỗ Bá Tỵ lần đầu tiên đã đến thăm Lầu Năm Góc trong chuyến thăm hạ tuần tháng 6/2013, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ.
Vì vậy, ngoài việc thực hiện thường xuyên các diễn đàn đối thoại thường niên Mỹ - Việt Nam từ năm 2008 trong khuôn khổ "Đối thoại về các vấn đề chính sách, an ninh quốc phòng" năm 2010 song phương đã đưa ra cơ chế tham vấn "Đối thoại trong các lĩnh vực quốc phòng", thực hiện thường xuyên các cuộc họp giữa các đại diện của Bộ quốc phòng hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ.
Các chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu thường xuyên thực hiện các chuyến viếng thăm các hải cảng Việt Nam. Trong tháng 8.2010, trong bối cảnh xung đột Mỹ-Trung Quốc ngày càng tăng về vấn đề tự do hàng hải trên biển, lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ Việt – Mỹ đã có một tuần diễn tập hải quân chung vì mục đích nhân đạo giữa hai nước trên vùng nước biển Đông.
Nói chung, những sáng kiến mà Hoa Kỳ và Việt Nam thực hiện trong những năm gần đây cho thấy ý định của hai nước đang nỗ lực đưa quan hệ song phương lên một tầm cao mới. Mặc dù vậy, vẫn còn thấy được trở ngại trong sự phát triển quan hệ của hai nước mà song phương phải nỗ lực vượt qua như sự khác biệt về chính trị giữa hai nước và những vấn đề còn lại của chiến tranh v.v...
Trong khuôn khổ sứ mệnh mà Tổng thống Mỹ Barak Obama đặt ra là tăng cường mối quan hệ đồng minh với các nước Đông Nam Á, các hoạt động nhằm thắt chặt hơn mối quan hệ với Thái Lan– đồng minh thứ 2 của Mỹ ở khu vực - cũng được đẩy mạnh. Thái Lan và Mỹ đã có những giai đoạn liên minh chặt chẽ trong các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên, Việt Nam và Vịnh Persian. Không có căn cứ quân sự tại Thái Lan, Mỹ đã được phép sử dụng căn cứ không quân quân sự của Thái Lan Utapao vào năm 2004, điều này cũng giới hạn một phần chiến lược của Mỹ ở Đông Nam Á. Utapao hiện không phải là căn cứ đóng quân thường xuyên của Mỹ, mà chỉ là vị trí, nơi Mỹ có thể tiến hành các chiến dịch có giới hạn thời gian và các cuộc diễn tập quân sự song phương, đa phương ở khu vực này.
Thái Lan đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cơ sở vật chất và tổ chức huấn luyện của quân đội Mỹ như một cơ sở đặc thù cho các cuộc diễn tập quân sự thực binh của Mỹ ở châu Á. Mỗi năm, Hoa Kỳ và Thái Lan tiến hành hơn 40 cuộc tập trận chung, bao gồm cuộc tập trận đa quốc gia quy mô lớn hàng năm "Gold Cobra" trên lãnh thổ Thái Lan, một trong những cuộc tập trận chung lớn nhất trong khu vực do Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ tổ chức và tiến hành.
Tuy nhiên, trong thập kỷ qua cũng đánh dấu một sự phân kỳ các lợi ích chiến lược và xung đột thương mại tăng lên trong quan hệ giữa Mỹ và Thái Lan. Giai đoạn nguội đi của mối quan hệ liên minh song phương bắt đầu sau cuộc đảo chính quân sự ở Thái Lan 9.2006. Sự kiện này liên quan đến đến vấn đề tồn tại một chính phủ dân chủ ở Thái Lan, Washington đã dừng cung cấp viện trợ quân sự cho Thái Lan cho đến tháng 12.2007, khi tiến hành cuộc bầu cử chính phủ mới.
Mặc dù cả hai nước đã thiết lập lại sự hợp tác quân sự trên mọi lĩnh vực, những ở Washington vẫn tồn tại một sự không chắc chắn về liên minh chính trị - quân sự và sự duy trì những giá trị dân chủ của chính quyền Thái Lan. Sự không ổn định chính trị, những đợt sóng bạo lực trong các cuộc biểu tình trên đường phố đã làm cho Washington mất đi sự tin tưởng vào chính quyền Thái lan như một hình mẫu về chính quyền dân chủ trong khu vực Đông Nam Á.
Một loạt những điều kiện hoàn cảnh có thể làm suy giảm đi mối quan hệ liên minh giữa Mỹ và Thái Lan, điển hình là sự không ổn định về tình hình chính trị, xu hướng đòi ly khai của các tỉnh phía Nam, mối quan hệ ngày một tăng giữa Thái Lan và Trung Quốc. Nhiều chuyên gia đối ngoại của Mỹ đã chỉ ra những thoái trào trong quan hệ đồng minh Mỹ - Thái và cho rằng, Washington nên định hướng vào sự phát triển các mối quan hệ hợp tác với Indonesia hơn là với Thái Lan. Cũng có thể không hoàn toàn ngẫu nhiên mà bà Hillary Clinton, trong chuyến công du Đông Nam Á đầu tiên sau khi nhận vị trí Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ đã thăm chính thức Indonesia vào tháng 2.2009.
Indonesia đã thu hút sự quan tâm của Washington do một số các đặc điểm, trong đó nổi bật là ảnh hưởng của mình trong khu vực ASEAN (Indonesia thậm chí còn được gọi là trung tâm địa chính trị của ASEAN), và có vị trí chiến lược vô cùng quan trong ở điểm giao nhau của các tuyến đường hàng hải thương mại huyết mạch nối Trung Đông và khu vực Đông Á (có vị trí gần Malacca, Lombok và eo biển Sunda), Indonesia cũng là nước lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, có nền kinh tế năng động, chính quyền Indonesia thực hiện thành công việc chuyển đổi thành nhà nước dân chủ (Indonesia là đất nước có nền dân chủ lớn nhất ở Đông Nam Á và lớn thứ ba trên thế giới.), đồng thời Indonesia cũng là quốc gia Hồi giáo lớn nhất trên thế giới, nhưng thực hiện chính sách đối ngoại khá mềm dẻo, năng động và có trách nhiệm. Từ quan điểm đó, Washington đã đánh giá như một yếu tố quan trọng hoặc một mắt xích liên kết chủ chốt trong việc định hình mối quan hệ của Mỹ với thế giới Hồi giáo.
Mối quan hệ song phương giữa Mỹ và Indonesia phát triển rất nhanh chóng, sau cuộc tấn công khủng bố 11.9.2001, cả hai nước đã có những hành động mạnh mẽ cùng phối hợp nỗ lực chống khủng bố quốc tế. Tổng thống đương nhiệm tại thời điểm đó của Indonesia, bà Megawati Sukarnoputri (tháng 7.2001 - tháng 10.2004) là một trong những nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên lên án các vụ khủng bố 11.9, đồng thời bày tỏ sự cảm thông cho người dân Mỹ. Trong chuyến thăm cấp nhà nước của mình tại Mỹ tháng 9. 2001, cả hai nước đã ban hành một tuyên bố chung Mỹ - Indonesia, trong đó đại diện hai nhà nước cam kết sẽ "mở ra một kỷ nguyên mới của hợp tác song phương dựa trên các giá trị dân chủ của mỗi nước và chia sẻ những quan tâm chung trong việc thúc đẩy sự ổn định và thịnh vượng trong khu vực."
Cũng có những điểm mờ trong mối quan hệ Mỹ Indonesia, sự hợp tác tích cực giữa Mỹ và Indonesia trong lĩnh vực hoạt động chống khủng bố chỉ bắt đầu sau khi các cuộc tấn công khủng bố xảy ra trên đảo Bali tháng 10.2002 và tại Jakarta vào tháng 8. 2003. Chính vì vậy, trong buổi gặp mặt chính thức giữa Tổng thống Bush và Bà Megawati Sukarnoputri tháng 10.2003, cuộc chiến chống khủng bố chung đã được coi là ưu tiên hàng đầu trong chính sách và quan hệ đối ngoại của hai nước.
Một sự kiện làm tăng cường mối quan hệ song phương Mỹ - Indonesia là quyết địch dỡ bỏ giới hạn về viện trợ quân sự của Mỹ đối với Indonesia vào được đưa ra vào năm 2005 do có những vi phạm về nhân quyền trên đất nướ này (điển hình là các vụ bạo lực xảy ra năm 1992 ở Đông Timo). Việc dỡ bỏ những những hạn chế này là minh chứng cho bình thường hóa các quan hệ trong lĩnh vực quân sự. Kết quả cho thấy, sự phân bổ những khoảng ngân sách viện trợ và bán vũ khí trong chương trình viện trợ quân sự cho Indonesia nhằm mục đích ổn định tình hình chính trị và bảo đảm an ninh đã tăng lên nhiều lần.
Tháng 11.2008, Tổng thống Indonesia Yudhoyono đề nghị phía Mỹ tăng cấp độ của quan hệ song phương lên tầm đối tác toàn diện. Và hai năm sau đó, sau khi tham khảo ý kiến thích hợp và kỹ lưỡng trong những lĩnh vực ưu tiên hợp tác, trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của tổng thống Mỹ Barac Obama đến Indonesia tháng 10.2010, các bên đã ký kết một thỏa thuận hợp tác song phương toàn diện, nâng quan hệ Mỹ-Indonesia lên tầm cao mới.
Sáng kiến là đối tác toàn diện đã tạo điều kiện cho tăng cường tham vấn song phương và thúc đẩy sự phát triển trên tinh thần hợp tác giải quyết các vấn đề quan trọng trong quan hệ hai nước, trong khu vực và trên toàn cầu. Các lĩnh vực ưu tiên hợp tác toàn diện đứng hàng đầu là an ninh, thương mại, đầu tư, năng lượng, biến đổi khí hậu và môi trường, giáo dục, dân chủ hóa xã hội dân sự. Chìa khóa cho sự thành công của sáng kiến này là thiết lập các cơ chế đối thoại ở mức cao nhất trên nhiều lĩnh vực hợp tác. Đến nay, các cơ chế đối thoại chiến lược song phương, đối thoại về quan hệ thương mại, chính sách phát triển năng lượng, trong lĩnh vực y tế và bảo vệ sức khỏe con người, thương mại và đầu tư. Với sự phát triển sâu rộng quan hệ đối tác toàn diện sẽ mở rộng danh sách các cuộc đối thoại ở cấp cao nhất.
Mối quan hệ chiến lược đặc biệt xứng đáng ở Đông Nam Á là mối quan hệ Hoa Kỳ với Singapore - đồng minh chính thức lâu dài của Washington. Chiều sâu của mối quan hệ chiến lược Mỹ-Singapore thường được các chuyên gia viện dẫn vì Singapore trong quan hệ quốc tế như là một ví dụ đặc trưng "đồng minh tốt nhất" của Mỹ ở Đông Nam Á. Mặc dù diện tích Singapore khá nhỏ, nhưng thành phố - nhà nước này có một vị trí quan trọng trong quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ. Singapore - là "Con hổ châu Á" với một xã hội phát triển, một nền kinh tế năng động, sáng tạo. Có vị trí gần eo biển chiến lược quan trọng Malacca, là một quốc gia ủng hộ nhiệt tình những hoạt động của Mỹ tham gia vào các vấn đề của khu vực Đông Nam Á.
Ngoài ra đối với thương mại của chính phủ tích cực phát triển hợp tác quân sự. Singapore đã luôn ủng hộ ý tưởng sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và cho rằng sự hiển diện đó đóng vai trò quan trọng trong gìn giữ hòa bình và ổn định khu vực. Được song phường đồng ký vào Biên bản ghi nhớ “Memorandum” năm 1990 Hoa Kỳ được cấp quyền sử dụng căn cứ không quân Paya Lebar và hải cảng Sembavan trên lãnh thổ Singapore. Theo các các quy định của Bản ghi nhớ năm 1992, tại hải cảng Sembavan có Sở chỉ huy tham mưu điều hành cung cấp hậu cần kỹ thuật cho Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, điều phối triển khai các tàu chiến của Mỹ, trong đó có điều hành các đợt diễn tập quân sự, đồng thời cũng cung cấp dịch vụ hậu cần kỹ thuật cho toàn khu vực. Tại căn cứ không quân Paya Lebar trên cơ sở luân phiên thường trực tại Singapore là phi đoàn máy bay huấn luyện chiến đấu của Mỹ.
Những sửa đổi trong Bản ghi nhớ vào năm 1999 đã tạo điều kiện cho quân đội Mỹ sử dụng căn cứ hải quân Changi của Singapore cho tiếp tế, bảo trì và các dịch vụ hậu cần kỹ thuật các tàu của Mỹ. Đồng thời, Changi cũng là căn cứ hải quân duy nhất ở Đông Nam Á thích hợp cho việc tiếp nhận và cập cảng tàu sân bay Mỹ. Mỹ và Singapore thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận chung, các tàu của Hải quân Mỹ thường xuyên tiến hành các chuyến viếng thăm các cảng của Singapore. Tháng 7.2005, Mỹ và Singapore đã ký một thỏa thuận khung mang tính chiến lược, chính thức hóa quan hệ hợp tác song phương về an ninh và quốc phòng, trong các lĩnh vực quan trọng như chống khủng bố, không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, tiến hành các cuộc tập trận chung, thực hiện các cuộc đối thoại chính trị và phát triển công nghệ quốc phòng. Một trong những minh chứng về sự phát triển sâu rộng mối quan hệ đồng minh quân sự cấp chiến lược là hai bên đã ký Thỏa thuận cho phép 4 chiếc tàu tuần biển hiện đại của Mỹ luân phiên hoạt động trên vùng nước ven bờ của Singapore tính từ năm 2012.
Cuối cùng, chính sách đối ngoại mới của Hoa Kỳ trong khu vực cho thấy một mỗi quan hệ xích lại gần với Malaysia. Trong lịch sử, quan hệ Mỹ - Malaysia không phải không có những xung đột nghiêm trọng. Một mặt, hai nước đều có quan hệ thương mại hai chiều song phượng và quan hệ kinh tế khá mạnh và chặt chẽ. Mỹ và Malaysia cũng phát triển mỗi quan hệ hợp tác quân sự. Trong hợp tác quân sự có đối thoại và trao đổi kinh nghiệm rộng rãi, phối hợp đào tạo sĩ quan quân nhân, tiến hành các cuộc tập trận chung, gặp gỡ và tiến hành các chuyến viếng thăm thường xuyên của các quan chức quốc phòng cấp cao nhất của hai nước, các chuyến viếng thăm của các chiến hạm, Mỹ triển khai bán vũ khí cho Malaysia. Thường xuyên, mỗi năm có từ 15 đến 20 tàu của Hải quân Mỹ đến thăm các cảng của Malaysia.
Cuối cùng, một chính sách mới của Hoa Kỳ trong khu vực cho thấy một xích lại gần với Malaysia. Cần lưu ý rằng quan hệ Mỹ-Malaysia không phải không có tranh cãi nghiêm trọng. Một mặt, hai trạng thái này là thương mại liên kết đủ mạnh và quan hệ kinh tế. Mỹ và Malaysia đang phát triển hợp tác quân sự, đó là, đặc biệt, bao gồm trao đổi rộng rãi, đào tạo cán bộ quân sự, liên kết đào tạo, thăm đối ứng của các quan chức quốc phòng cấp cao của hai nước, chuyến thăm của tàu chiến, việc bán vũ khí của Mỹ. Vì vậy, mỗi năm từ 15 đến 20 tàu của Hải quân Mỹ đến thăm các cảng của Malaysia. Mặt khác, cả hai bên không phải một lần đã biểu thị những quan điểm khác nhau về các vấn đề trong khu vực. Malaysia là một nhà nước Hồi giáo và đã tuyên bố phản đối Mỹ xâm lược Iraq, cáo buộc Washington vào hành động khủng bố chống nhân dân Iraq đồng thời không đồng tình với quan điểm của Mỹ về khủng bố nói chung. Washington, ngược lại, bày tỏ những lo ngại về những mối quan hệ chặt chẽ của Malaysia với các nước không thân thiện với Mỹ như Iran và Sudan.
Tuy nhiên, tính từ năm 2009, khi chính quyền của ông Barack Obama và nội các Malaysia của ông Najib Razak lên thực hiện nhiệm vụ của mình, đã xuất hiện xu hướng cải thiện mối quan hệ song phương. Cuộc gặp cá nhân đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo nhà nước được tổ chức vào tháng 4.2010 tại Washington. DC trên bên lề hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân. Bằng chứng về ý định của Malaysia nhằm cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ, ông Najib Razak đã đưa ra đề nghị trong cuộc gặp song phương là gửi tới Afghanistan một đội y tế quân sự. Đồng thời Malaysia vào đêm trước của hội nghị thượng đỉnh đã quyết định thắt chặt kiểm soát xuất khẩu nhằm mục đích thực hiện nội dung Không phổ biến hạt nhân. Từ phía Mỹ, ở một mức độ biểu trưng nào đó là chuyến thăm chính thức vào tháng 11.2010 của bà Hillary Clinton tại Kuala Lumpur, trở thành bộ trưởng Bộ ngoại giao đầu tiên của Mỹ thăm chính thức Malaysia tính từ năm 1995
Tóm lại, từ những kết quả đạt được của Mỹ có thể thấy, định hướng chiến lược đối ngoại của ông Barak Obama “trở lại châu Á” đã khá thành công ở Đông Nam Á. Trong một thời gian tương đối ngắn (2009 – 2011) Mỹ đã cho thế giới thấy được, dường như nhà nước Hoa Kỳ chưa bao giờ bỏ qua quan hệ với Đông Nam Á và hành động có chủ ý trở thành lực lượng ổn định hòa bình và an ninh khu vực.
Sự tham gia của Mỹ vào các vấn đề nóng bỏng của biển Đông đã là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng cường mối quan hệ đồng mình với Philippines và xây dựng mối quan hệ với Việt Nam. Trong mối quan hệ với Singapore, Indonesia, Mỹ đã đạt được sự hợp tác hữu nghị ở cấp độ cao và đã mang lại những thành quả thiết thực. Vẫn còn những tồn tại nhất định trong mỗi quan hệ với Thái Lan và Malaysia, nhưng đó là những vấn đề có thể kiểm soát được. Những hoạt động tăng cường hợp tác trên lĩnh vực quân sự - chính trị của Mỹ với các nước trong khối ASEAN đã tạo lên những lo lắng từ phía đại lục, thúc đẩy sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề gây ảnh hưởng trong khu vực biển Đông.
Theo Trịnh Thái Bằng (Tiền phong)