Nhân ngày truyền thống Bộ đội tên lửa Việt Nam, 24/7 vừa qua, tờ báo Nga “Svobodnaia Pressa” (SP) đã cho đăng bài của tác giả Vladimir Tuchkov với tiêu đề “Tổ hợp S-75 của chúng ta đã hạ máy bay của người Mỹ trên bầu trời Việt Nam như thế nào”.
Tổ hợp tên lửa S-75 được trang bi cho bộ đội Việt Nam từ năm 1965
Theo bài báo, ngày 24/7/1965, các tổ hợp tên lửa phòng không Xô Viết S-75 đã bắn hạ 3 chiếc máy bay tiêm kích ném bom Mỹ F-4 Phantom II gần như cùng một lúc.
Sau ngày 24/7, tổn thất của Không quân Mỹ tăng chóng mặt và vì thế mà Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ buộc phải thay đổi một cách căn bản chiến thuật tác chiến trên không của mình.
Mỹ chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho cuộc chiến tranh đường không ở Bắc Việt Nam. Trước đó, người Mỹ đã cải tạo và cho xây mới hàng chục căn cứ không quân tại Thái Lan và Nam Việt Nam. Đến đầu năm 1965, tại các căn cứ này đã có hơn 500 máy bay chiến đấu và máy bay tiêm kích. Chủ yếu là các máy bay tiêm kích- ném bom F-105, Thunderchief và F-100 Super Sabre.
Ngoài ra còn một số chiếc máy bay con ma hiện đại nhất lúc đó F-4C Phantom II. Sau đó xuất hiện các máy bay siêu hiện đại F-111. Để đánh trả các cuộc tấn công vào các căn cứ không quân, Mỹ sử dụng máy bay đánh chặn F-102 Delta Dagger.
Tuy nhiên, không phải chỉ có thế. Trên Vịnh Bắc bộ còn tập trung hai cụm tàu sân bay cực mạnh của Mỹ: Yankee Station (hơn 200 máy bay cường kịch và tiêm kích của Hải quân) dọc bờ biển Việt Nam dân chủ cộng hòa và và Dixy Station- dọc bờ biển Nam Việt Nam.
Lực lượng máy bay của Không quân Hải quân Mỹ chủ yếu gồm các máy bay tiêm kích F-4B Phantom II, F-8 Crusaider, máy bay cường kích А-4 Skyhawk, A-1 Skyraider.
Sau đấy, lực lượng Không quân hùng hậu trên được tăng cường các máy bay ném bom chiến lược B-52.<