Nguyên nhân gây ho lâu ngày không khỏi
Như chúng ta đã biết, bình thường, không khí đi qua phế quản đến các phế nang trong phổi để thực hiện quá trình hô hấp. Nhưng khi đường thở tiếp xúc với khói bụi, không khí ô nhiễm, vi khuẩn, virus,... phổi, phế quản sẽ bị viêm, lâu ngày trở nên xơ hóa, tái cấu trúc (niêm mạc đường thở bị tổn thương và dần trở nên xơ sẹo, các tế bào trong phổi, phế quản tăng sinh), khiến cho thành phế quản, phổi bị dày lên, đường kính lòng ống bị thu hẹp dẫn đến khí bị đọng lại bên trong phế nang, kích thích niêm mạc gây ho. Tái cấu trúc đường thở cũng làm cho niêm mạc đường hô hấp tăng nhạy cảm với các tác nhân có hại gây ho kéo dài, dai dẳng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho lâu ngày không khỏi.
Để tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây ho kéo dài, dai dẳng mời các bạn xem ngay tư vấn đến từ TS Hoàng Văn Huấn TẠI ĐÂY.
Tại sao ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi?
Nhiều người thường thắc mắc: “Tại sao các cơn ho thường kéo dài, dai dẳng dù họ đã uống kháng sinh mà vẫn không khỏi?”. Thậm chí nhiều người phải kết hợp nhiều loại thuốc như: Kháng sinh, chống viêm, thuốc giảm ho, tuy nhiên, tình trạng này vẫn không dứt hoặc chỉ hết tạm thời và rất hay tái phát. Điều này được lý giải như sau:
- Nguyên nhân chính gây ho lâu ngày không khỏi không phải do vi khuẩn, mà là do tái cấu trúc đường thở. Vì vậy, muốn chấm dứt tình trạng ho và ngăn ngừa tái phát thì vấn đề cấp thiết đó là phải tác động vào nguyên nhân sâu xa này, chống tái cấu trúc đường thở. Tuy nhiên, hiện nay, kháng sinh chỉ có tác dụng chống nhiễm trùng chứ chưa khắc phục được tình trạng tái cấu trúc, xơ hóa, vì vậy các cơn ho kéo dài, dai dẳng và rất hay tái phát trở lại.
- Ngoài ra, nếu sử dụng kháng sinh không hợp lý sẽ gây ra hiện tượng bị kháng thuốc. Hậu quả là làm cho người bệnh sử dụng kháng sinh nhiều ngày mà các cơn ho không dứt, tình trạng này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.
- Bên cạnh đó việc sử dụng kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm ho thường gây ảnh hưởng đến dạ dày, làm cho dịch vị tăng tiết trào ngược lên thực quản, đốt cháy các tế bào niêm mạc, gây ho kéo dài, không dứt.
Như vậy có thể thấy rằng, việc sử dụng các thuốc tây y trong điều trị ho kéo dài chính là con dao hai lưỡi, bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn tồn tại không ít nguy cơ. Đáng kể nhất là sử dụng không đúng cách sẽ khiến cho tình trạng ho trở nên trầm trọng, thậm chí còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác.
>>> Mời quý độc giả xem thêm giải đáp thắc mắc: Trẻ bị ho nhiều phải làm sao? TẠI ĐÂY.
Ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi phải làm sao?
Ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi là tình trạng thường gặp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và tinh thần của người mắc. Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng và cải thiện các cơn ho kéo dài mà bạn nên lưu tâm:
- Đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân làm kích ứng niêm mạc đường thở gây ho như: Phấn hoa, bụi bẩn, lông vật nuôi,…
- Chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng ngừa các bệnh hô hấp gây ho lâu ngày hiệu quả.
- Người bệnh cần vệ sinh mũi, miệng hàng ngày bằng nước muối để làm sạch đường thở giúp giảm ho, long đờm.
Các chuyên gia cho biết: Điều quan trọng nhất giúp cải thiện hiệu quả các cơn ho lâu ngày không khỏi là cần ngăn chặn và phục hồi tình trạng tái cấu trúc, xơ hóa phổi, phế quản (nguyên nhân gốc rễ gây ho), từ đó nâng cao sức đề kháng của phế quản, phổi nói riêng cũng như sức khỏe toàn trạng nói chung. Hiện nay, có nhiều phương pháp giúp điều trị ho, thế nhưng chúng còn tồn tại không ít bất cập, đặc biệt việc dùng thuốc lâu ngày gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Hơn thế nữa, chúng chưa tác động vào nguyên nhân “cốt lõi” gây ho kéo dài (tái cấu trúc, xơ hóa đường thở), do vậy bệnh rất dễ tái phát trở lại. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có giải pháp giúp đáp ứng được tất cả các mục tiêu điều trị trên. Và hiện nay, giải pháp này rất nổi tiếng tại Việt Nam. Đó là gì?
Bảo Phế Vương giải pháp hiệu quả dành cho người bị ho lâu ngày không khỏi
Để đạt được tất cả các mục tiêu điều trị ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi, các chuyên gia đã dày công nghiên cứu, đưa ra thị trường giải pháp mới mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương. Sản phẩm có tác dụng:
Giúp chống tái cấu trúc đường thở, tác động trực tiếp vào nguyên nhân “cốt lõi” gây ho lâu ngày
Fibrolysin (Fibro là chất xơ, lysis là tiêu hủy, tức là tiêu hủy các tổ chức xơ hóa, chất đờm nhầy, chống tái cấu trúc phế quản, phế nang) là hỗn hợp muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane (MSM), có tác dụng chống tái cấu trúc đường thở, kháng viêm. Từ đó giúp làm giảm tổn thương các tế bào tại đường thở, ngăn ngừa các cơn ho kéo dài tái phát.
Giúp chống viêm, kháng khuẩn cải thiện chức năng hô hấp cho người bệnh
Ngoài ra, trong sản phẩm còn chứa các thành phần thảo dược quý khác như: Nhũ hương, xạ đen, xạ can, bán biên liên, tạo giác có tác dụng như những kháng sinh thực vật, giúp giảm viêm, kháng khuẩn, chống lại các vi sinh vật gây viêm đường hô hấp, làm xuất hiện các cơn ho.
Giúp bổ sung khoáng chất, nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa các cơn ho tái phát
Nhờ các yếu tố vi lượng selen và iod có trong sản phẩm, giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào, ngăn ngừa các cơn ho tái phát.
Sản phẩm có tác động toàn diện, không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng, cải thiện và phòng ngừa cơn ho kéo dài, dai dẳng mà còn hỗ trợ điều trị hiệu quả các triệu chứng mắc kèm khi đường hô hấp bị viêm. Vì thế, sử dụng Bảo Phế Vương mỗi ngày chính là lựa chọn an toàn, giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe.
Xem thêm chia sẻ về cách cải thiện các cơn ho kéo dài của ông Phạm Danh Ánh, sinh năm 1964, trú tại 305B ấp Ngũ Phúc, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. TẠI ĐÂY.
Để được giải đáp mọi thắc mắc về các vấn đề sức khỏe liên quan đến tình trạng ho khan, ho có đờm lâu ngày không khỏi và đặt mua sản phẩm Bảo Phế Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006302 hoặc HOTLINE (zalo/ viber): 0916751651 - 0916767653.
Thu Hường
*Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh