Bão số 7 (Yinxing) vẫn còn mạnh lên, ngoài khơi liên tiếp xuất hiện áp thấp mới

Bão số 7 (Yinxing) vẫn còn mạnh lên, ngoài khơi liên tiếp xuất hiện áp thấp mới

Thứ 7, 09/11/2024 12:30

Trong khi bão số 7 (bão Yinxing) đang hoạt động ở Biển Đông, áp thấp gần Philippines thứ 2 và thứ 3 đã hình thành sáng 9/11 và có khả năng mạnh lên từng ngày.

Bão số 7 giật cấp 17 đang hướng về quần đảo Hoàng Sa

Trong bản tin bão mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 10h (9/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/h.

Bão số 7 (Yinxing) vẫn còn mạnh lên, ngoài khơi liên tiếp xuất hiện áp thấp mới- Ảnh 1.

Dự báo hướng đi bão số 7 (Yinxing). Nguồn TTKTTVQG.

Dự báo diễn biến bão (trong 24 đến 72 giờ tới)

Thời điểm dự báo

Hướng, tốc độ

Vị trí

Cường độ

Vùng nguy hiểm

Cấp độ rủi ro thiên tai (Khu vực chịu ảnh hưởng)

10h ngày 10/11

Tây Tây Bắc,

10-15km/h

19,1N-112,1E; trên vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 290km về phía Bắc

Cấp 12-13, giật cấp 16

Vĩ tuyến 16,0N-21,5N; kinh tuyến 109,5E-114,0E

Cấp 3: khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa); riêng khu vực từ vĩ tuyến 17,0N-21,0N; kinh tuyến 110,0E-114,0E cấp 4

10h ngày 11/11

Tây Nam, khoảng 10-15km/h, suy yếu dần

17,4N-110,5E; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 160km về phía Tây Bắc

Cấp 10, giật cấp 13

Vĩ tuyến 15,0N-21,0N; kinh tuyến 109,0E-114,0E

Cấp 3: phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa)

10h ngày 12/11

Tây Nam khoảng

15km/h và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới sau là vùng áp thấp

14,8N-108,6E; trên đất liền các tỉnh Quảng Nam đến Bình Định

< Cấp 6

Cảnh báo diễn biến áp thấp nhiệt đới từ 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km và suy yếu thành một vùng áp thấp.

Áp thấp mới liên tiếp, đề phòng "bão chồng bão" quanh Biển Đông

Theo bản tin tin bão, áp thấp mới nhất của cơ quan thời tiết Philippines PAGASA công bố lúc 4h sáng 9/11 cho biết, lúc 3h sáng cùng ngày, áp thấp 11b - hình thành gần Philippines từ 8/11 - cách đông nam Luzon khoảng 1.150 km về phía đông. Lúc 2h sáng cùng ngày, áp thấp này đã đi vào khu vực dự báo PAR của Philippines. Dự báo, áp thấp 11b có khả năng cao mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trong vòng 24 giờ tiếp theo.

Bão số 7 (Yinxing) vẫn còn mạnh lên, ngoài khơi liên tiếp xuất hiện áp thấp mới- Ảnh 2.

Hai áp thấp gần Philippines hình thành liên tục trong 2 ngày gần đây. Ảnh: PAGASA.

Trong khi đó, một áp thấp mới - áp thấp 11c - đã hình thành gần Philippines ngay sau 11b. Lúc 2h sáng 9/11, áp thấp 11c đang cách đông bắc Mindanao khoảng 2.885 km về phía đông, ở ngoài PAR. PAGASA dự báo, áp thấp mới có khả năng trung bình mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trong 24 giờ tiếp theo.

Cơ quan thời tiết Philippines lưu ý, 2 áp thấp mới liên tiếp hình thành và dự báo mạnh lên trong khi bão Yinxing (tên ở Philippines là Marce) đã đi vào Biển Đông.

Bão số 7 (Yinxing) vẫn còn mạnh lên, ngoài khơi liên tiếp xuất hiện áp thấp mới- Ảnh 3.

Trung tâm Cảnh báo bão Liên Hợp của Hải quân Mỹ dự báo có 3 áp thấp đang hình thành gần Philippines. Ảnh: NOAA.

Chia sẻ xoay quanh vấn đề này, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, với tác động của môi trường hiện tại, trong 48 giờ tới bão số 7 sẽ đạt cường độ mạnh nhất. Vì vậy, trong chiều và đêm nay, bão tiếp tục có khả năng mạnh lên.

Đáng chú ý, càng đi sâu vào Biển Đông, bão số 7 sẽ gặp những yếu tố không thuận lợi như không khí lạnh, bề mặt, độ ẩm nên nó sẽ suy yếu khi vào đến vùng biển miền Trung.

Cũng theo ông Khiêm, trong những ngày gần đây, các mô hình dự báo của quốc tế chưa có tính thống nhất cao về cơn bão số 7. Dự báo cụ thể các cơ quan nghiệp vụ của Nhật cho rằng, thời điểm bão mạnh nhất là chiều 8/11 và sau đó suy yếu dần. Mỹ và Trung Quốc cũng có chung nhận định nhưng bão còn có khả năng mạnh lên cấp 14 - cấp 15.

Vị chuyên gia khí tượng còn nhấn mạnh, hướng di chuyển của bão số 7 hiện bị chi phối bởi dòng dẫn môi trường áp cao cận nhiệt đới nên khó có thể đi về phía bắc. Do đó, khi đi vào bắc quần đảo Hoàng Sa bão sẽ đổi hướng tây tây nam đi về phía biển Trung Trung bộ.

"Do ảnh hưởng của bão số 7, khu vực bắc Biển Đông gió mạnh cấp 8 - cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12 - cấp 14, giật cấp 17, sóng biển cao 4 - 6 m, vùng gần tâm bão sóng cao 6 - 8 m; biển động dữ dội. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của giông, lốc, gió mạnh, sóng lớn. Vùng biển ngoài khơi Quảng Bình - Quảng Ngãi có gió cấp 8 - cấp 9, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12", ông Khiêm chia sẻ với báo Thanh Niên.

Theo ông Khiêm, qua phân tích vệ tinh ngoài cơn bão số 7, dải hội tụ nhiệt đới cắt ngang qua vùng xích đạo có rất nhiều vùng nhiễu động hình thành và có khả năng phát triển thành bão, áp thấp nhiệt đới. Vì vậy, ngoài cơn bão số 7 này, chúng ta cần lưu ý phải ứng phó với các cơn bão tiếp theo có thể hình thành từ Philippines.

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.