Bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc gắn với phát triển du lịch

Bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc gắn với phát triển du lịch

Nguyễn Đắc Phú

Nguyễn Đắc Phú

Thứ 6, 13/12/2024 20:54

Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Bình Thuận đang đối mặt với nguy cơ mai một và biến đổi, dần mất đi những giá trị văn hóa độc đáo. Việc bảo tồn trang phục không chỉ là vấn đề văn hóa mà còn góp phần vào sự phát triển du lịch bền vững của địa phương.

Chiều 13/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận tổ chức Tọa đàm khoa học "Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận".

Bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc gắn với phát triển du lịch- Ảnh 1.

Trình diễn trang phục dân tộc của 7 huyện tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận.

Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

Phát biểu tại tọa đàm, ông Bùi Thế Nhân, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết, hệ thống di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc ở Bình Thuận rất phong phú và đa dạng, đóng góp những giá trị quan trọng, phản ánh nhiều lĩnh vực văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng và nghệ thuật liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội.

Trong đó, trang phục là loại hình di sản văn hóa phi vật thể ra đời tương đối sớm, mang đậm chất riêng, luôn được tích lũy, bồi đắp theo diễn trình phát triển của lịch sử.

Bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc gắn với phát triển du lịch- Ảnh 2.

Lễ hội Kate của người Chăm ở Bình Thuận.

Bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc gắn với phát triển du lịch- Ảnh 3.

Ông Bùi Thế Nhân, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận phát biểu tại buổi tọa đàm.

"Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Bình Thuận rất đơn giản và đậm đà bản sắc dân tộc, phản ánh rõ nét điều kiện tự nhiên nơi chúng được hình thành. Đây không chỉ là biểu tượng văn hóa của cộng đồng, mà còn là di sản lưu giữ những dấu ấn lịch sử và văn hóa qua quá trình phát triển của mỗi tộc người.

Tuy nhiên, với sự phát triển của cơ chế thị trường và sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền hiện nay, trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số trong tỉnh đang đối mặt với nguy cơ mai một, biến đổi và mất đi những giá trị văn hóa độc đáo của từng cộng đồng dân tộc", ông Bùi Thế Nhân, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận khẳng định.

Bảo vệ, gìn giữ trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi

Ông Trần Xuân Phong, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Thuận, cho biết rằng trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sinh hoạt của mỗi cộng đồng tộc người.

Nó không chỉ phản ánh các giá trị lịch sử, nghệ thuật và thẩm mỹ, mà còn thể hiện bản sắc văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, thế giới quan, nhân sinh quan và cội nguồn của từng dân tộc.

Mỗi dân tộc, trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, đã tạo ra những bộ trang phục truyền thống mang đặc trưng riêng, phù hợp với vị trí địa lý, môi trường tự nhiên, xã hội của từng vùng miền, cũng như từng giai đoạn lịch sử.

Trang phục của các DTTS&MN còn phản ánh sự khác biệt và những đặc điểm độc đáo qua cách cắt may, tạo dáng, phối màu và hoa văn, thể hiện đức tính cần cù, chịu khó nhưng cũng đầy khéo léo của người phụ nữ.

Bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc gắn với phát triển du lịch- Ảnh 5.

Trang phục truyền thống của người Chăm tỉnh Bình Thuận.

Bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc gắn với phát triển du lịch- Ảnh 6.

Quang cảnh buổi tọa đàm

Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Thuận ông Trần Xuân Phong cho biết, để bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số và miền núi, các cấp, ngành chức năng, đặc biệt là chính quyền địa phương, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng, nhất là các già làng, trưởng bản, người uy tín và thế hệ trẻ.

Việc bảo tồn trang phục truyền thống phải bắt đầu từ chính cộng đồng dân tộc, với trách nhiệm cao trong việc giữ gìn và duy trì trang phục trong đời sống hàng ngày.

Bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc gắn với phát triển du lịch- Ảnh 7.

Các cô gái Chăm trong bộ trang phục rất đẹp.

Bên cạnh đó, khuyến khích các điểm đến du lịch cho du khách trong và ngoài nước trải nghiệm việc thực hành các công đoạn thủ công như dệt vải, nhuộm màu truyền thống bằng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có từ thiên nhiên; mặc trang phục dân tộc để chụp ảnh kỷ niệm, góp phần lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống và quảng bá di sản, tạo cho di sản trở thành một sản phẩm kinh tế du lịch tiềm năng cho tỉnh nhà.

Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 35 dân tộc cùng sinh sống như: Kinh, Chăm, Raglai, Hoa, Giarai, Cơ ho, Tày, Chơ Ro, Nùng,... với những sắc thái văn hóa, phong tục tập quán, ngành nghề truyền thống, lễ hội, lịch sử khác nhau tạo cho tỉnh Bình Thuận một nền văn hóa đa dạng nhưng mang đậm bản sắc riêng.

Trong các dân tộc thiểu số, đông nhất là dân tộc Chăm (42.738 người), kế đến là dân tộc Raglai (21.155 người), dân tộc Cơ ho (13.832 người), dân tộc Hoa (12.066 người)... Đồng bào các dân tộc thiếu số và miền núi ở Bình Thuận định cư sinh sống tập trung ở 17 xã thuần và 31 thôn xen ghép thuộc 09/10 huyện, thị xã, thành phố.


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.